Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Ôm ấp giúp trẻ trưởng thành khỏe mạnh

Những cái ôm và tiếp xúc thân mật có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển cơ thể và trí não của trẻ.

Mỗi lần bạn ôm ấp và vuốt ve nhẹ cơ thể của trẻ, thơm vào hai bên má hoặc sờ nhẹ lên đầu bé đều là những cử chỉ thân mật. Theo như các chuyên gia giáo dục nhận xét: Một đứa trẻ cần ôm 4 lần trong một ngày mới có thể tồn tại, 8 lần ôm để duy trì, 16 lần ôm giúp cho trẻ phát triển lành mạnh.

Phương thức biểu đạt tình cảm đơn giản, trực tiếp nhất chính là những cái ôm. Bằng những cử chỉ như hôn, trẻ sẽ phần nào cảm nhận được tình yêu của cha mẹ dành cho mình, hơn nữa chúng cũng dễ dàng báo đáp lại.

Nghiên cứu cho thấy, trẻ thiếu những cái ôm nồng ấm sẽ khóc, dễ mắc bệnh, tinh thần bất ổn; còn trẻ thường xuyên được vuốt ve và ôm ấp sẽ khỏe mạnh hơn nhiều.

Lợi ích khi ôm ấp trẻ:

1. Có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển trí não của trẻ

Người lớn ôm hôn và vuốt ve trẻ có tác dụng quan trọng đối vói sự phát triển trí não. Mỗi khi bạn ôm trẻ, nhẹ nhàng vuốt ve cơ thể chúng, trí não của trẻ được kích thích, đồng thời tăng cao khả năng tư duy trí tuệ.

2. Giúp trẻ cảm thấy an toàn

Những cái ôm và vuốt ve dịu dàng có thể khiến trẻ thoải mái bình tĩnh, giảm nhẹ áp lực. Trẻ khi cảm thấy an toàn chúng mới có những hứng thú đối với môi trường xung quanh, đồng thời học hỏi mọi sự vật hiện tượng mới.

3. Thúc đẩy trẻ phát triển lành mạnh

Các chuyên gia tâm lý đã chỉ ra rằng, ôm có lợi cho việc giảm nhẹ tinh thần bi lụy của trẻ, tăng cao khả năng miễn dịch. Nhiều chuyên gia y khoa còn phát hiện, ôm và vuốt ve có tác dụng thúc đẩy sự phát triển cơ thể và điều trị bệnh tật.

4. Tăng cường mối quan hệ giao lưu tình cảm

Người cha khi ôm trẻ, cọ râu vào mặt trẻ hoặc để trẻ ngồi trên vai mình sẽ giúp trẻ cảm nhận tình cảm và sức mạnh của người cha. Người mẹ khi ôm, kể chuyện hoặc hát ru cho trẻ ngủ sẽ khiến chúng cảm nhận được sự dịu dàng nồng ấm của người mẹ. Khi bạn ôm trẻ cũng cảm nhận được bé đáng yêu và ngoan ngoãn biết bao, chính sự giao lưu này sẽ tăng cường mối quan hệ giữa cha mẹ và con.

Khi nào trẻ cần được ôm

Một ngày trẻ cần ôm ít nhất 3 lần

  • Chiếc ôm đầu tiên vào buổi sáng mỗi khi thức dậy: Trẻ sau một giấc ngủ dài, bạn nên ôm, chào hỏi bé buổi sáng xem có ngủ ngon không, sau đó giúp bé mặc quần áo.
  • Chiếc ôm thứ hai sau mỗi lần đi làm về: Trẻ cả ngày không nhìn thấy bạn cần được cha mẹ ôm để bù đắp khoảng thời gian ấy.
  • Chiếc ôm thứ 3 là trước khi trẻ đi ngủ: Lúc này người mẹ nên ôm hôn vào trán, chúc bé ngủ ngon để bé cảm nhận sự an toàn.

Ôm hôn bé khi đưa hoặc đón bé tại nhà trẻ

Đưa trẻ đến nhà trẻ cũng có nghĩa là chúng phải xa bạn một ngày, lúc này bạn nên ôm trẻ để chúng cảm thấy an toàn và giảm lo âu, sợ hãi. Buổi tối khi đón trẻ, do thời gian bé phải xa bạn lâu nên cũng cần một cái ôm dịu dàng nồng ấm.

Vào những thời điểm quan trọng trẻ cần được ôm nhiều hơn

Khi trẻ buồn bực, lo âu, sợ hãi, khi mắc bệnh hoặc khi bị bạn bè bắt nạt…bạn cần ôm ấp dể giảm nhẹ cảm giác đau khổ đó.

Meyeucon.org - 29/06/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc trẻ em

Bài viết liên quan

  • Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 4-6 tháng tuổi
  • Những dưỡng chất thiết yếu quan trọng trong giai đoạn phát triển của trẻ
  • 5 món cháo ngon cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.
  • Cách chế biến 8 món canh nhiều dinh dưỡng để bé ăn cùng cơm.
  • Trẻ bị thủy đậu nên kiêng ăn gì?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn