Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Sinh con năm Thìn: trào lưu và hệ lụy https://meyeucon.org/23751/sinh-con-nam-thin-trao-luu-va-he-luy/ https://meyeucon.org/23751/sinh-con-nam-thin-trao-luu-va-he-luy/#respond Wed, 11 Dec 2024 23:00:48 +0000 https://meyeucon.org/?p=23751 Vì quan niệm năm Thìn là năm đẹp, những đứa trẻ sinh ra trong năm này sẽ tài giỏi, thành đạt hơn người nên nhiều cặp vợ chồng đã tìm đủ mọi cách để “săn” bằng được “rồng con” trong năm nay. Điều đó dẫn đến nhiều hệ lụy cho cả gia đình và xã hội.

Kết quả là từ đầu năm 2012 đến nay, số trẻ được sinh ra tăng vọt so với cùng kỳ năm 2011. Đồng thời, tại các phòng khám sản khoa có tiếng trở nên quá tải số lượt thai phụ đến khám.

Chuẩn bị sinh con thứ 2, chị Vân ở huyện Từ Liêm, Hà Nội không còn nhiều bỡ ngỡ nhưng cũng cố gắng đi khám đầy đủ ở những mốc quan trọng. Khi thai được 7 tuần, chị gọi điện đến một phòng khám ở phố Lê Văn Thiêm để lấy số trước. Lịch làm việc của phòng khám là nhận số từ 15h30, trước đó khoảng 5 phút chị gọi vẫn không có người nghe máy. Vậy mà đúng giờ chị gọi thì máy luôn trong tình trạng bận. Phải “canh” đến 15 phút sau chị mới được tiếp chuyện cùng nhân viên phòng khám thì nhận được câu trả lời: Hôm nay hết số rồi chị nhé. Chị cố nài “vậy thì cho tôi xếp số buổi khám sau”, nhưng cô nhân viên vẫn nhỏ nhẹ: Chị thông cảm, buổi sau cũng không còn số.

Nhiều người sinh con trong “năm đẹp” dẫn đến quá tải tại các BV sản.

Không khám được ở đó, chị Vân tự đến khám tại một phòng siêu âm trên phố Trần Bình và mọi thứ dễ dàng hơn. Chị Vân tự nhủ, lần sau cứ đến những chỗ chuyên khoa sản, đâu cứ phải tìm đến những địa chỉ “có tiếng” để chờ đợi, hẹn hò mãi chả xong.

Cũng trong tình trạng hẹn ngược hẹn xuôi hết ngày này đến ngày khác mà chưa đặt được lịch khám tại một phòng khám gần phố Điện Biên Phủ của một bác sĩ có uy tín, chị Cầm, 27 tuổi ở Đống Đa, Hà Nội đành tìm đến tận nơi và nài nỉ bác sĩ khám cho (dựa trên mối quan hệ quen biết trong công việc). Sau một tuần mới khám được, chị Cầm than thở: Mấy chị làm cùng cơ quan em thấy năm nay đẹp nên dù đủ nếp, đủ tẻ vẫn sinh thêm đứa thứ 3. Các chị ấy bảo, không phải cầu kỳ quá làm gì, còn bao nhiêu người không quen những bác sĩ ấy người ta vẫn khám chỗ khác, vẫn sinh con khỏe mạnh bình thường đấy thôi. Thế nên lần sau em cũng đến BV hoặc những chỗ khác khám, chứ theo đuổi chỉ để khám được mà cũng mệt mỏi thế này…

Tuy nhiên, tại khu khám bệnh ở các BV phụ sản tình trạng các thai phụ đến khám cũng rất đông đúc. Trong cái nắng oi bức của mùa hè, nhiều người “vác” bụng bầu khệ nệ xếp hàng chờ khám cả buổi vẫn chưa đến lượt khiến người ngoài nhìn vào không khỏi lắc đầu vì… thấy ngốt và mệt.

Anh Dụng ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội đưa vợ đến làm thủ tục xét nghiệm chuẩn bị sinh cho biết: Mặc dù 2 vợ chồng biết đến BV sẽ đông và phải chờ nên ở nhà đi từ sáng sớm. Thế mà đến đây đã đông kín. Vợ thì nhịn ăn để làm xét nghiệm mà chờ mãi chưa đến lượt, mất công từ sáng chẳng lẽ giờ lại đi ăn, mà chờ tiếp thì chả biết đến lúc nào, sợ cô ấy lả mất.

Nhiều người do quan niệm năm đẹp nên cố “canh trứng”, theo thầy lấy thuốc để “săn” bằng được “rồng đực”. Vì thế, số trẻ sinh ra trong năm 2012 dù đã dự báo trước sẽ ở mức cao nhưng theo thống kê thực tế vẫn khiến chúng ta không khỏi giật mình. Theo báo cáo của Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội, chỉ tính đến giữa tháng 5-2012, toàn thành phố đã có trên 57.000 trẻ được sinh ra, tăng gần 5.500 trẻ so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, số trẻ là con thứ 3 cũng tăng 701 trẻ so với cùng kỳ năm 2011. So với thời điểm trước đó 2 tháng (tháng 3-2012) thì số “rồng” được sinh ra cũng có sự gia tăng đáng kể.

Ở thời điểm hết tháng 3-2012, số sinh toàn thành phố là 18.622 trẻ, tăng 2.780 trẻ so với cùng kỳ năm 2011. Tất cả các quận, huyện, thị xã đều có số sinh tăng so với cùng kỳ. Vậy mà sau gần 2 tháng, số trẻ sinh ra đã tăng thêm khoảng 39.000 trẻ. Thời gian từ nay đến hết năm 2012 còn dài tới 6 tháng, không biết số “rồng con” được sinh ra sẽ tiếp tục gia tăng đến con số bao nhiêu. Bên cạnh đó, số sinh con thứ 3 cũng tăng đáng kể. Trong 3 tháng đầu năm 2011, số sinh con thứ 3 toàn thành phố đã có dấu hiệu gia tăng, nhưng chỉ ở mức 309 trẻ so với cùng kỳ năm 2011. Đến tháng 5, con số này đã tăng lên gấp hơn 2 lần (701 trẻ con thứ 3).

Cùng đó, theo bà Lưu Thị Liên, Phó GĐ Sở Y tế Hà Nội thì tỉ số giới tính (mức chênh lệch giới tính) khi sinh của toàn thành phố vẫn duy trì ở mức cao với hơn một nửa số quận, huyện có tỷ số giới tính từ 115/100 trở lên, nhất vẫn là ở các huyện ngoại thành. Chỉ số này được dự báo có khả năng tiếp tục cao hơn trong những tháng cuối năm do quan niệm trong năm Nhâm Thìn này, sinh con trai tốt hơn so với con gái.

Sở Y tế Hà Nội đã tăng cường chỉ đạo công tác dân số, đã tổ chức hội nghị làm việc với 10 quận, huyện có tỉ lệ sinh cao; tổ chức tọa đàm về các giải pháp giảm sinh và giảm sinh con thứ 3 tại các điểm đang ở mức cao. Tuy nhiên, dự báo con số này vẫn có nguy cơ tăng lên, đặc biệt cao điểm trong những tháng cuối năm.

]]>
https://meyeucon.org/23751/sinh-con-nam-thin-trao-luu-va-he-luy/feed/ 0
Các biện pháp giảm đau khi bà bầu bị tê chân tay https://meyeucon.org/43673/cac-bien-phap-giam-dau-khi-ba-bau-bi-te-chan-tay/ https://meyeucon.org/43673/cac-bien-phap-giam-dau-khi-ba-bau-bi-te-chan-tay/#respond Wed, 21 Feb 2018 14:26:41 +0000 https://meyeucon.org/?p=43673 Khi mang thai các mẹ bầu thường có cảm giác đau và tê ngón tay, bàn tay, bàn chân giống như cảm giác kim châm do khi chân tay để yên quá lâu không vận động. Đau và tê tay ở bà bầu chủ yếu là do hội chứng nghẽn rãnh cổ tay (carpal tunnel), khi các ống thần kinh nối lên các ngón tay đi qua đây bị sưng và co kéo các dây thần kinh. Áp lực từ rãnh cổ tay căng phồng sẽ gây ra tê, ngứa ran, nóng và đau các ngón tay, và lan lên cả cánh tay.

1

Các biện pháp giảm đau khi bà bầu bị tê chân tay

– Chế độ ăn uống: Bà bầu cần bổ sung những loại thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, cua, cá… Nhiều trường hợp thai phụ được chỉ định bổ sung canxi sẽ giảm hẳn triệu chứng tê chân tay. Uống nhiều nước và dùng nhiều chất xơ (để tránh táo bón), trái cây họ cam và các loại ngũ cốc chúng có nhiều vitamin C, E và P có tính năng bảo vệ các tĩnh mạch.

1

– Thường xuyên vận động, xoa bóp các ngón tay hàng ngày cũng làm giảm bớt triệu chứng tê đau. Bạn cũng nên tránh làm những công việc khiến hoạt động bàn tay lặp đi lặp lại, bởi chúng sẽ khiến chứng tê nhức tay nặng hơn.

– Hầu hết bà bầu thường bị tê tay vào buổi đêm. Nếu gặp tình trạng này, bạn hãy thay đổi tư thế nằm. Điều này sẽ giúp giảm phần nào sự khó chịu do chứng nghẽn rãnh cổ tay gây ra.

– Đừng bao giờ gối đầu lên tay khi ngủ. Nếu bị đau trong lúc ngủ, hay dơ tay lên vẩy một chút để giảm cảm giác tê.

– Chườm lạnh cũng là một cách hiệu quả để giảm sưng và đau khi bà bầu bị tê tay. Bạn không nên chườm nóng nhé, bởi nó sẽ khiến tình trạng sưng nề tăng thêm.

– Khi ngồi hãy đặt tay lên một vị trí cao hơn, chẳng hạn gác tay lên cạnh ghế sofa khi xem phim.

– Ngâm tay vào chậu nước có pha vài giọt tinh dầu lavender hoặc hoa cúc cũng giúp giảm chứng tê nhức tay cho bà bầu.

– Đeo vớ (tất): Mang các loại vớ giữ chân nhẹ và mỏng vì nó sẽ giúp xoa bóp chân mà mẹ bầu không nhận ra.

– Nếu cơn đau tay quá nghiêm trọng, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được kê một số loại thuốc giảm đau, hoặc tư vấn những cách luyện tập hiệu quả.

 

]]>
https://meyeucon.org/43673/cac-bien-phap-giam-dau-khi-ba-bau-bi-te-chan-tay/feed/ 0
Chế độ dinh dưỡng của mẹ cho con bú https://meyeucon.org/41382/che-do-dinh-duong-cua-me-cho-con-bu/ https://meyeucon.org/41382/che-do-dinh-duong-cua-me-cho-con-bu/#respond Wed, 20 Dec 2017 04:23:23 +0000 https://meyeucon.org/?p=41382 Chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú cũng không kém phần quan trọng so với chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bởi dinh dưỡng cung cấp cho mẹ thời kỳ này giúp tạo chất lượng sữa cho trẻ bú mẹ, giúp cho sự phát triển toàn diện cho trẻ ở những năm tháng đầu đời. Dưới đây Dinhduongbabau.net sẽ chia sẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ cho con bú.

Cách ăn uống hợp lý cho mẹ cho con bú

Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bà mẹ cho con bú biết cách ăn uống như thế nào là hợp lý nhất:

  • Nên chia thành 3 bữa ăn chính và 2 – 3 bữa ăn phụ/ ngày để giúp cơ thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng. Các thực phẩm nên chế biến bằng cách luộc, hấp, ninh, nấu, hạn chế nướng và rán.
  • Ăn sáng vừa phải, đều đặn. Tránh tình trạng ăn uống quá độ trong ngày cũng là một cách hạn chế tăng cân hợp lý
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể. nên chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng để phòng táo bón cho mẹ và bé như: rau khoai lang, mồng tơi, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi..
  • Chú ý tới việc uống nhiều nước hàng ngày ( 2 – 3 lít ) vì nước là thành phần chính tại nên sữa cho con bú. Có thể uống nước lọc, uống sữa, nước ép trái cây.

Dưỡng chất cần thiết cho mẹ cho con bú

Theo thông tư 43/2014, về nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam thì phụ nữ cho con bú cần bổ sung các dưỡng chất với liều lượng như sau:

Axit folic

Theo khuyến cáo mẹ cho con bú cần bổ sung 500mcg mỗi ngày. Axit folic là vitamin thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể và có vai trò ngăn ngừa thiếu máu do thiếu folat. Mẹ có thể bổ sung axit folic từ các loại rau lá xanh, ngũ cốc, gan, sữa,…

Omega 3 (DHA & EPA)

Omega 3 có nhiều trong hải sản và cá, trứng, thịt gà, hạt óc chó,… Mỗi ngày mẹ cần bổ sung tối thiểu 200mg omega 3. Bổ sung omega 3 cho mẹ sau sinh có những vai trò sau:

  • Giúp tái tạo các Protein cấu trúc, sản xuất sữa và hỗ trợ kiểm soát cân nặng sau sinh.
  • Cung cấp acid béo quan trọng cho sữa mẹ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất và trí tuệ.
  • Cải thiện thể trạng cho mẹ

Kẽm

Kẽm rất cần thiết cho mẹsau sinh. Mẹ cần bổ sung 3-9,8mg kẽm mỗi ngày để giúp tăng khả năng miễn dịch và cải thiện trạng thái tinh thần cho mẹ sau sinh. Mẹ có thể bổ sung kẽm qua thực phẩm: hải sản, thịt nạc, các loại quả hạt như hạnh nhân, hạt điều, óc chó,…

Sắt

Vai trò của sắt đối với mẹ sau sinh:

  • Giúp sản xuất Heamoglobin (vận chuyển Oxy), phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt.
  • Giúp chữa lành vết thương
  • Giúp sản xuất sữa.

Sau khi sinh mẹ có thể bổ sung sắt nhờ các thực phẩm: các loại thịt đỏ, gan, tiết, rau lá xanh,… Lượng sắt mẹ cần bổ sung mỗi ngày là 30mg

Vitamin B, C, E

  • Vitamin B rất quan trọng đối với quá trình sản xuất hồng cầu và chuyển hóa nói chung.
  • Vitamin C giúp cho sự chuyển hóa của tế bào và Protein, tăng hấp thu sắt, hỗ trợ chống oxy hóa
  • Vitamin E giúp tăng trưởng và phát triển tế bào, chống oxy hóa

Canxi

Mỗi ngày mẹ cần bổ sung đến 1000mg canxi để đủ cho sự phát triển của cơ bắp, hệ thần kinh. Canxi còn giúp điều hòa hệ tuần hoàn, giúp chắc khỏe xương, răng. Cần kết hợp với Vitamin D để tăng mật độ xương và phát triển xương của trẻ. Các thực phẩm giàu canxi bao gồm: Cua, cá, tôm, tép, ốc, các sản phẩm từ sữa,…

]]>
https://meyeucon.org/41382/che-do-dinh-duong-cua-me-cho-con-bu/feed/ 0
Những điều có ích cho mẹ khi sinh nở https://meyeucon.org/34266/nhung-dieu-co-ich-cho-khi-sinh/ https://meyeucon.org/34266/nhung-dieu-co-ich-cho-khi-sinh/#respond Wed, 16 Apr 2014 03:00:03 +0000 https://meyeucon.org/?p=34266 Đây là những mẹo nhỏ từ những người giàu kinh nghiệm, không biết đã ai nói với bạn chưa, nhưng điều đó rất có ích khi sinh nở.

Uống nhiều nước

Mỗi ngày uống từ 8-12 cốc nước, tất nhiên là không tránh khỏi việc bạn phải vào WC nhiều hơn, nhưng điều đó cũng đáng mà. Uống đủ nước sẽ tránh được hiện tượng táo bón trong thời kỳ mang thai, giảm khả năng sinh thiếu tháng và cũng là để tích trữ nước cho ngày vượt cạn, đồng thời còn giúp cơ thể của bạn sản sinh đủ sữa cho em bé.

Quà vặt làm giảm nguy cơ sinh thiếu tháng

Khi những ngày ốm nghén qua đi, cảm giác lại đưa bạn trở về với 1 ngày 3 bữa. Lúc này chúng tôi vẫn khuyên bạn, nếu có thể ngoài 3 bữa chính bình thường bạn nên ăn thêm 2 bữa phụ nữa, điều đó rất có lợi. Các bác sĩ đã nghiên cứu và thấy rằng, nếu bà bầu mà không ăn liên tục trong 13 giờ đồng hồ (bao gồm cả thời gian ngủ), thì khả năng sinh sớm sẽ tăng 30%. Đó là do bụng trống rỗng cộng thêm cảm giác đói sẽ tạo nên áp lực đối với cơ thể, nếu cảm giác này lặp lại nhiều lần sẽ dần tới phản ứng co cơ của cơ thể, dễ dẫn tới sinh non.

Thường xuyên tư tấn với bác sĩ

Hãy giữ mối quan hệ tốt với bác sĩ khoa sản của bạn, đó chính là “thẻ VIP” đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của bạn trong thời kỳ mang thai. Bất cứ lo lắng hay nghi ngờ gì bạn hãy bày tỏ ngay với bác sĩ. Bác sĩ sẽ lắng nghe và giải thích cho bạn dù là những điều nhỏ nhặt nhất, bạn đừng phân vân rằng “Hỏi điều này liệu có ngớ ngẩn lắm không nhỉ ?”.

Tìm hiểu về chuyện “Làm cha mẹ”

Một bác sĩ đã từng nói với chúng tôi: “Khi một cặp vợ chồng trẻ mang đứa con sơ sinh của mình đến bệnh viện khám sức khỏe, chúng tôi nhận ra họ đang để bản thân mình đối mặt với vô số những điều mới lạ”. Cho nên, hãy tranh thủ lúc bé còn chưa chào đời, bạn vẫn còn nhiều thời gian hơn để tìm hiểu và cuộc sống của bé sơ sinh, cách chăm sóc bé, cách chăm sóc tổ ấm của mình khi xuất hiện thành viên tí hon. Hãy nói chuyện với những người đã “làm cha mẹ”, đọc sách báo tìm hiểu về những điều đó, nhất là về cuộc sống của bé trong 2-3 tháng đầu đời. Đợi đến khi bé chào đời mới tìm hiểu thì e rằng muộn mất, vì khi ấy bạn cực kỳ bận rộn. Đừng quên tìm và nhờ trước một người họ hàng đáng tin cậy tới giúp bạn thời gian ấy.

Nếu có điều kiện, chọn hãy nghĩ tới việc chọn cho mình một người thích hợp để cùng vào phòng sinh.
Nếu có điều kiện, chọn hãy nghĩ tới việc chọn cho mình một người thích hợp để cùng vào phòng sinh.

Trước ngày dự định sinh 1 tháng

Sau khi tròn 36 tuần tuổi, bé đã sẵn sàng chào đời bất cứ lúc nào có thể. Cho nên bạn cần phải hoàn thành mọi chuẩn bị trước ngày dự sinh 1 tháng, kể cả túi đồ mà bạn sẽ mang vào bệnh viện khi trở dạ, ghi lại rõ ràng số điện thoại của vài hãng xe taxi,…Ngày dự sinh ngày càng gần rồi, hồi hộp chờ đợi cơn đau trở dạ, nhưng đừng quá lo lắng, hãy cố gắng để quá trình làm mẹ được nhẹ nhàng hơn.

Chọn người thích hợp để cùng bạn vào phòng sinh

Nếu có điều kiện, chọn hãy nghĩ tới việc chọn cho mình một người thích hợp để cùng vào phòng sinh. Theo một kết quả điều tra của Mỹ, thì việc sản phụ được chọn một người vào phòng sinh với mình làm giảm 50 % tỷ lệ số ca phẫu thuật, giảm 30 % lượng thuốc giảm đau, giảm 25% thời gian sinh nở.

Phân tán sự tập trung

Trung bình một ca sinh nở cần 12-14 giờ đồng hồ. Khi tử cung co thắt, bạn cần cố gắng giữ bình tĩnh, nếu bạn căng thẳng ngay cơn co thắt đầu tiên, đếm số lần co thắt, và thở bằng miệng mỗi lần thấy đau, thì bạn sẽ mệt rất nhanh và cảm thấy không thể chịu đựng nổi. Nên điều cần làm lúc bấy giờ là thả lỏng. Đi bộ, đi mua sắm, tưới cây, cắm hoa… sẽ giúp bạn tạm quên đi những căng thẳng này.

Tích lũy năng lượng

Khi cơn co thắt tử cung bắt đầu, nếu bạn vẫn còn ở nhà, hãy tranh thủ thời gian ăn chút gì đó, điều đó giúp bạn giữ gìn thể lực, nhưng nên tránh những thực phẩm nhiều mỡ và khó tiêu.

Matxa nhẹ nhàng

Trong quá trình trở dạ, nếu có người matxa nhẹ nhàng cho bạn thì rất tốt, nhất là những chỗ bạn cảm thấy khó chịu, điều đó giúp giảm đau và giải tỏa lo lắng. Hãy nói cho người đó biết bạn muốn được matxa theo kiểu nào và lực mạnh đến đâu. Thông thường trong giai đoạn đầu của quá trình trở dạ, matxa phần vai và gáy sẽ khiến sản phụ thấy thoải mái, tiếp theo khi những cơn co thắt tử cung ngày một dày hơn, thì matxa vùng lưng eo sẽ có hiệu quả. Đương nhiên sẽ có lúc bạn không muốn ai đụng vào người mình hết.

Chọn tư thế sinh nở

Mặc dù hầu hết các bệnh viện trên cả nước đều yêu cầu sản phụ sinh trong tư thế nằm, nhưng đây không phải là tư thế tốt nhất. Các bác sĩ sản khoa ngày càng ưa chuộng tư thế sinh đứng hoặc quỳ, phần trên của cơ thể thẳng đứng sẽ tạo ra trọng lực rất tốt giúp bé chào đời dễ dàng. Cho nên nếu được, bạn hãy thảo luận với bác sĩ của mình xem tư thế sinh nở cho bạn thế nào là phù hợp nhất.

Hít thở nhẹ nhàng

Hít thở một cách có quy luật không chỉ giúp bạn tập trung vào những cơn co thắt dầy nhất, mà những lần hít thở sâu giữa 2 cơn đau sẽ khiến bạn thư giãn hơn.

Vận động một chút

Trước khi sinh, bạn có thể vận động một chút, điều đó không chỉ giúp bạn giải tỏa phần nào những khó chịu mà còn giúp cho việc sinh nở được tiến hành thuận lợi hơn. Sau được bác sĩ cho phép, bạn có thể đi vòng quanh sân bệnh viện một chút, nhẹ nhàng vùng tay vung chân, thậm chí nhẹ nhàng đứng lên ngồi xuống.

Phát huy tối đa trí tưởng tượng

Các bác sĩ khoa sản phương Tây có từ “hypnobirth”, tiếng Việt có nghĩa là “sinh ngủ”. Nó có thể giúp cho các sản phụ giữ bình tĩnh trong quá trình sinh sản. Cách này dạy cho các sản phụ làm thế nào để đưa mình vào trạng thái thư giãn nhất, còn gọi là “ru ngủ chính mình”. Nghe có vẻ buồn cười, nhưng rất thực tế. Tại nhiều nhà hộ sinh ở các nước phát triển người ta để sản phụ nghe nhạc và xem video với màn hình rất rộng, những hình ảnh và âm thanh về đại dương, về rừng hoa bát ngát, về những em bé đẹp như thiên thần. Điều đó khiến quá trình sinh nở trở nên dễ dàng hơn. Chúng ta hãy tưởng tượng, tưởng tượng về những gì êm ái nhất về những gì àm chúng ta ước mơ nhất, tưởng tượng rằng ta đang trở về dòng sông quê hương, ta đang bồng đứa con bé bỏng xinh đẹp trên tay,…Bạn hãy phát huy tối đa trí tưởng tượng của mình. Bạn tôi thích leo núi, nên cô ấy đã tưởng tượng mình đang leo núi, từng bước từng bước một.

Lắng nghe “tiếng nói” của cơ thể

Sẽ không có phương pháp nào phù hợp với tất cả các sản phụ. Bạn hãy lắng nghe cơ thể mình để tìm ra cách tốt nhất có thể đem lại cảm giác thư thái (tất nhiên là phải được sự đồng ý của bác sĩ trực tiếp). Tôi đã từng gặp một sản phụ, chị nói chỉ có nằm trên nền đất lạnh mới có thể khiến chị thấy thoải mái. Một người bạn khác thì bảo bao nhiêu phương pháp hít thở đều không có tác dụng với cô ấy, cho tới khi cô ấy ôm được cái gối to đùng mềm mại trong tay thì mới thấy dễ chịu. Vậy thì bạn hãy thử mọi cách xem sao. Hãy nhớ, trên đời có bao nhiêu đứa trẻ khác nhau thì cũng có bấy nhiêu hành trình vượt cạn khác nhau.

]]>
https://meyeucon.org/34266/nhung-dieu-co-ich-cho-khi-sinh/feed/ 0
Giúp mẹ bầu vững tin khi vào phòng đẻ https://meyeucon.org/32940/giup-me-bau-vung-tin-khi-vao-phong-de/ https://meyeucon.org/32940/giup-me-bau-vung-tin-khi-vao-phong-de/#respond Fri, 21 Feb 2014 05:00:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=32940 Càng gần đến ngày sinh nở, tâm trạng của các mẹ bầu càng trở nên hỗn loạn. Một mặt, mẹ vui mừng, háo hức vì sắp được gặp con yêu sau hành trình 9 tháng 10 ngày mòn mỏi, mặt khác, nhiều chị em cũng rơi vào trạng thái lo lắng, hồi hộp và có đôi chút sợ hãi vì không biết liệu mình có thể “vượt cạn” thành công hay có thể chống chọi được với những cơn đau chuyển dạ?

Loạt công thức này sẽ giúp mẹ bầu vững tin khi vào phòng đẻ chờ sinh.

Giảm đau chuyển dạ bằng phương pháp thở

Ở giai đoạn đầu chuyển dạ, cổ tử cung mởi 2-3cm: mẹ bầu sẽ cảm thấy những cơn co thắt tử cung nhẹ, mỗi lần kéo dài 30-50 giây trong khoảng thời gian từ 5-6 phút. Lúc này, chị em cần cố gắng thư giãn, tiến hành thở 6-9 lần mỗi phút.

Công thức: Hít (đếm) hai ba bốn, thở ra (đếm) hai ba bốn.

Giai đoạn 2, cổ tử cung nhanh chóng mở lớn từ 4-8cm. Thời điểm này, mẹ bầu sẽ thấy các cơn co mạnh, nhanh, với cường độ dữ dội từ 2-4 phút một lần, mỗi lần 60 giây. Để làm dịu cơn đau, mẹ cần tiến hành thở ngực nông

Công thức: Hít (đếm) hai ba, thở (đếm) hai ba. Hít, thở, hít thở, hít thở… nhanh dần và liên tục.

Giai đoạn 3 cổ tử cung của mẹ bầu đã mở gần như hoàn toàn 8-10cm, co thắt diễn ra 1-2 phút một lần, từ 30-60 giây.

Công thức: Hít hít hít hít thở, hít hít hít hít thở….nhanh dần và liên tục.

Giảm đau chuyển dạ bằng 4 tư thế

Tư thế giúp mẹ bầu đỡ đau khi chuyển dạ.
Tư thế giúp mẹ bầu đỡ đau khi chuyển dạ.

Một số tư thế thích hợp có thể giúp mẹ bầu cảm thấy bớt đau đớn khi đối phó với những cơn đau chuyển dạ.

Tư thế 1: Dùng tay bám ôm vào chồng hoặc người chăm sóc, đầu và cổ dựa vào vai chồng, cơ thể nghiêng về phía chồng. Hai tay người chồng ôm qua eo vợ, bàn tay xoa lưng vợ nhẹ nhàng.

Tư thế 2: Đặt một vài miếng đệm mềm trên giường hoặc sàn nhà, mẹ bầu quỳ trên tấm đệm. Chồng hoặc người chăm sóc nhẹ nhàng vuốt dọc lưng, có thể giúp làm giảm đau lưng khi chuyển dạ.

Tư thế 3: Tìm một chiếc ghế mềm và thoải mái. Mẹ bầu ngồi quay lưng lại, ngực và bụng áp vào nệm của ghế. Chồng hoặc người chăm sóc ngồi xổm phía sau, dùng tay xoa bóp eo vợ.

Tư thế 4: Mẹ bầu kiếm một chồng gối, để ngực áp lên gối, nằm bò chổng mông.

Tư thế 5: Mẹ bầu quỳ trên giường, hai chân mở rộng, tay bám vào thân chồng hoặc quý ở dười đất, tay bám vào thành giường, hai chân mở rộng.

Giảm đau bằng cách… ăn uống

Một số chị em sợ ăn trong khi chuyển dã sẽ khiến bản thận gặp phải những tình huống xấu hổ khi rặn đẻ. Tuy nhiên đối với những mẹ bầu có thời gian chuyển dạ dài trên 10 tiếng, nếu không ăn uống sẽ khiến cơ thể kiệt sức và khó lòng vượt qua cơn đau.

Một nghiên cứu cũng cho thấy những người phụ nữ được cho phép ăn uống trong quá trình chuyển dạ có thời gian đau đẻ ngắn hơn (trung bình 90 phút). Một số món ăn và uống được các bệnh viện khuyến khích cho sản phụ bao gồm:

– Trà

– Nước hoa quả (táo, nho)

– Trứng luộc

– Bánh quy

– Chuối

– Sữa chua

– Canh, cháo loãng

]]>
https://meyeucon.org/32940/giup-me-bau-vung-tin-khi-vao-phong-de/feed/ 0
Chuẩn bị chu đáo cho ngày đón con yêu chào đời https://meyeucon.org/32779/chuan-bi-chu-dao-cho-ngay-don-con-yeu-chao-doi/ https://meyeucon.org/32779/chuan-bi-chu-dao-cho-ngay-don-con-yeu-chao-doi/#respond Fri, 14 Feb 2014 05:00:20 +0000 https://meyeucon.org/?p=32779 Một thai kỳ bình thường sẽ kéo dài từ 37 tuần cho đến 42 tuần. Có thể bạn đã biết trước ngày dự sinh nhưng hãy nhớ rằng chẩn đoán này chỉ mang tính chất tạm thời và bạn có thể sinh bất cứ ngày nào trong khoảng thời gian 5 tuần trước hoặc sau ngày dự kiến sinh. Vì vậy, hãy chuẩn bị chu đáo về tinh thần và đồ dùng cần thiết để chào đón con yêu sau bao ngày mong ngóng, đợi chờ.

Chuẩn bị tâm lý

Dù bạn đã luôn nôn nóng và mong chờ con yêu xuất hiện nhanh chóng trong 9 tháng thai kỳ, thậm chí bạn đã có kinh nghiệm sinh nở trước đó nhưng không phải ai cũng tính toán được mọi thứ trong ngày đi sinh.

Tâm lý luôn sẵn sàng và tự tin vì bạn đã được chuẩn bị chu đáo cùng sự giúp sức của gia đình thân yêu chính là chỗ dựa để mẹ bầu vững tin khi bước vào phòng sinh.

Hãy nhớ rằng, sự lạc quan khi nghĩ đến một sinh linh bé bỏng, khỏe mạnh, đáng yêu sắp chào đời sẽ là động lực để bạn bước qua những đau đớn trong cuộc sinh.

Đừng chần chừ chờ đợi

Ngày dự kiến sinh chỉ mang tính chất dự báo vì vậy bạn cần có những sắp xếp, kế hoạch ngay từ khi bước vào tháng cuối sinh nở. Mẹ bầu cũng cần thu xếp lại các công việc còn dang dở tại nơi làm việc để cơ quan kịp thời tìm người thay thế. Hãy lưu ý tính toán về những rủi ro có thể xảy ra và phương pháp thay thế vì không phải mọi chuyện đều suôn sẻ như chúng ta mong muốn.

Và điều quan trọng nhất mọi kế hoạch cần được thống nhất giữa các thành viên trong gia đình để nắm rõ công việc được phân công.Tất cả mọi thứ đều phải sẵn sàng khi “giờ G” đến.

Chuẩn bị đồ đạc

Việc lên kế hoạch chi tiết và sắp xếp gọn gàng các giấy tờ, dụng cụ cần thiết để chuẩn bị ngày sinh sẽ giúp bạn bình tĩnh, giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính trước khi bước vào phòng sinh.

Dưới đây là một số bước cơ bản để mẹ bầu cùng gia đình tham khảo trong quá trình chuẩn bị:

– Cần thống nhất cách thức liên lạc với người chăm nuôi bạn trong suốt quá trình có dấu hiệu chuyển dạ và đưa vào bệnh viện, lên phòng sinh.

Tâm lý luôn sẵn sàng và tự tin vì bạn đã được chuẩn bị chu đáo cùng sự giúp sức của gia đình thân yêu chính là chỗ dựa để mẹ bầu vững tin khi bước vào phòng sinh.
Tâm lý luôn sẵn sàng và tự tin vì bạn đã được chuẩn bị chu đáo cùng sự giúp sức của gia đình thân yêu chính là chỗ dựa để mẹ bầu vững tin khi bước vào phòng sinh.

– Ghi chép lại số điện thoại của bác sĩ, nữ hộ sinh ( nếu bạn có người quen biết hoặc bác sĩ được gia đình chỉ định) hoặc khoa sản bệnh viện đã đăng ký sinh để gọi điện khi cần. Lưu giữ số điện thoại này cùng thẻ bảo hiểm y tế, hồ sợ đăng ký sinh ở nơi an toàn, dễ lấy. Đồng thời cần nói lại địa điểm cất giữ các đồ vật này với một vài người thân trong gia đình biết để trợ giúp khi bạn không tự lấy được.

– Sổ khám thai luôn được cất sẵn trong túi xách hàng ngày hoặc để tại nơi dễ tìm vì nó rất quan trọng trong khi bạn đi sinh.

– Sắp đặt trước phương tiện di chuyển đến bệnh viện, xe máy cần được đổ đầy xăng đồng thời lấy số điện thoại của một vài tài xế taxi quen biết. Và nhớ rằng, cần ước lượng độ dài và thời gian di chuyển tới bệnh viện, các hướng đường có thể đến bệnh viện nhanh nhất trong trường hợp đường tắc.

– Phân công sẵn người sẽ trông những đứa con khác khi cả nhà vào bệnh viện. Bố mẹ cần giải thích rõ ràng cho con biết được chuyện gì sẽ xảy ra vào thời điểm mẹ chuẩn bị sinh em bé, ai sẽ là người trông nom con và bao lâu mẹ sẽ gặp lại con.

– Chuẩn bị sẵn sàng giấy xin nghỉ phép thai sản và nhờ đồng nghiệp quen biết chuyển lên cho cấp trên, tính từ ngày bạn nghỉ việc đi sinh.

– Sắp sẵn đồ dùng cần mang vào viện khi bạn đi sinh. Hãy nhớ nên chia làm 2 túi chính cần thiết.

+ Thứ nhất là đồ dùng, dụng cụ sẽ sử dụng sau khi bạn sinh xong để dùng cho mẹ và bé. Túi này bạn sẽ giao lại cho người thân trông nom, cầm hộ.

+ Thứ hai là túi nhỏ, mềm đeo vào người đựng các vật dụng cần thiết như: điện thoại để liên hệ với người thân, 1- 2 cái bỉm người lớn, giấy vệ sinh, túi ni lông, quần lót dùng 1 lần và cầm trên tay một chai nước lọc cỡ 1,5 lít. Hãy nhớ rằng, chiếc túi này là giúp bạn rất nhiều trong phòng chờ sinh khi bị tách biệt với người thân bên ngoài.

Dưới đây là danh sách 1 số vật dụng cơ bản cần mang vào viện cho mẹ và bé trong bệnh viện:

– Đồ cho mẹ:

+ 2-3 bộ đồ sau sinh dài tay, chất liệu coton tốt, thấm hút mồ hôi.

+ 1 chiếc áo choàng nhẹ

+ 2-3 áo lót cho con bú

+ Dép đi trong phòng

+ 1 hộp quần lót giấy dùng 1 lần

+ Túi nilong đựng đồ bẩn

+ Khăn mỏng, sạch để lau rửa bầu vú trước khi cho bé ty

+ 1 bịch bỉm người lớn hoặc băng vệ sinh dành cho sản phụ

+ Đồ dùng cá nhân: khăn mặt, bàn chải, nước súc miệng, dung dịch tắm khô, gel khử trùng, lược, dây buộc tóc.

+ Quần áo mặc khi xuất viện

+ Thẻ bảo hiểm y tế, sổ khám thai

– Đồ của bé:

+ Body liền thân, chất liệu coton mặc nhanh, dễ thay

+ Quần hoặc áo rời tùy thời tiết chọn đồ dài tay hoặc ngắn tay

+ Áo choàng có mũ để quấn bé khi xuất viện

+ Bao tay, chân, mũ che thóp

+ Vài chiếc khăn lông mịn quấn bé

+ 1 bịch tã giấy

+ 1 hộp khăn ướt

+ Khăn sữa mềm để lau mặt cho bé

+ Bình sữa và sữa bột loại mát, dễ uống phòng trường hợp sữa mẹ chưa về

Theo quan niệm dân gian để tránh vía lạ cho bé trong bệnh viện đông người, mẹ còn nên chuẩn bị túi nhỏ đựng 1 tép tỏi kèm kim băng để gắn vào người bé. Cũng có nơi người ta chuẩn bị một con dao và chiếc đũa đặt đầu giường bệnh để làm phép với hy vọng mang bình an cho em bé mới sinh.

]]>
https://meyeucon.org/32779/chuan-bi-chu-dao-cho-ngay-don-con-yeu-chao-doi/feed/ 0
Vài gợi ý giúp chị em thoát khỏi gánh nặng kinh tế sau sinh https://meyeucon.org/32555/vai-goi-y-giup-chi-em-thoat-khoi-ganh-nang-kinh-te-sau-sinh/ https://meyeucon.org/32555/vai-goi-y-giup-chi-em-thoat-khoi-ganh-nang-kinh-te-sau-sinh/#respond Fri, 07 Feb 2014 01:00:28 +0000 https://meyeucon.org/?p=32555 Giờ đây, mỗi lần sinh nở là một lần vấn đề chi phí cần được cân nhắc. Với nhiều cặp vợ chồng thì việc tiết kiệm chi phí cho lần sinh nở và nuôi bé sơ sinh rất đáng được quan tâm. Dưới đây là một vài gợi ý giúp chị em thoát khỏi gánh nặng kinh tế sau sinh.

Cân nhắc về việc mua bảo hiểm thai sản

Việc làm này cần được cân nhắc một cách nghiêm túc trước khi bạn có ý định mang thai và sinh nở. Quy định của các hãng bảo hiểm có sự khác biệt về chế độ chi trả, thời gian đóng phí, mức đóng và đặc biệt là thời gian thụ hưởng.

Sử dụng bảo hiểm thai sản sẽ giúp các gia đình giảm gánh nặng của một phần chi phí trong việc khám thai định kỳ, sinh nở tại bệnh viện và các hóa đơn khác phát sinh trong thời gian bà mẹ mang thai và sau sinh.

Đây là việc làm thiết thực để giúp các bà mẹ giải quyết một phần lớn vấn đề tài chính khi sinh con. Tuy nhiên, hiện nay các gia đình Việt Nam chưa thực sự nhìn rõ lợi ích mà các gói bảo hiểm mang lại.

Các khoản tiền chế độ từ nơi bạn công tác

Bạn nên theo dõi vấn đề về tiền trợ cấp thai sản tại nơi công tác của mình ngay trong thời gian bạn vẫn đi làm để đảm bảo nhận được kịp thời các khoản tiền này khi bạn nghỉ sinh.

Chị em cần tham khảo Luật lao động và các quy định về bảo hiểm để nắm rõ các quyền lợi mà mình được hưởng trong thời gian mang thai, sinh đẻ và nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Cha mẹ ngăn cản tôi đoàn tụ với chồng con
Xin, mua sắn hợp lý đồ sơ sinh giúp tiết kiệm chi phí khi sinh con

Lên danh sách những đồ dùng thực sự cần thiết

Các ông bố bà mẹ luôn muốn dành cho con yêu những điều tốt đẹp nhất, điều đó thường dẫn đến việc quá tay khi mua sắm các đồ dùng dành cho bé khi chào đời. Hãy lên danh sách chi tiết các đồ dùng bé sẽ cần sử dụng và học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè, họ hàng, những người đã nuôi con nhỏ để biết được bé và gia đình mình sẽ thực sự cần đồ dùng nào.

Không nên tham lam mua dồn dập và tích trữ đồ của em bé vì bạn không thực sự biết rõ sự phát triển của em bé sẽ diễn ra như thế nào và nhu cầu thực sự của bé là gì.

Ưu tiên những đồ dùng cần ngay sau khi sinh

Sau khi sinh, các bé thường nhận được quà tặng từ người thân và bạn bè của bố mẹ. Đa số người tặng sẽ hỏi ý kiến của bạn về mong muốn quà tặng nhận được để tránh lãng phí.

Bên cạnh đó, các gia đình chỉ nên sắm sửa và mua các đồ dùng thiết thực sẽ cần dùng ngay sau khi sinh bé, rồi tiếp tục mua dần trong quá trình nuôi bé.

Cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ giúp chị em tiết kiệm chi phí mua sữa ngoài, đồng thời đem lại những lợi ích về mặt sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, phụ nữ cho con bú càng lâu sau khi sinh bé sẽ càng giảm bớt các chứng bệnh như ung thư vú, Alzheimer và giảm cân nhanh chóng.

Trẻ sau khi sinh được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có khả năng đề kháng tốt hơn những trẻ bú bình hoặc vừa bú mẹ nhưng vẫn bú bình,

Kết hợp dùng tã vãi

Sử dụng tã, bỉm giấy trong thời buổi hiện đại sẽ giúp các bà bớt phần vất vả, mệt nhọc trong quá trình chăm sóc bé, tuy nhiên kéo theo đó là một khoản lớn chi phí dành cho việc mua tã giấy dùng một lần cho em bé.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tã vãi thuận tiện cho bé sử dụng với chi phí khá rẻ nhưng không mất nhiều công sức cho các bà mẹ. Hãy cân nhắc đến khoản tiền bạn có thể tiết kiệm trong 1 năm tới khi sử dụng tã vãi để làm một việc khác hiệu quả hơn.

“Tích cực” đi xin

Đừng ngần ngại để xin hoặc mượn đồ từ bạn bè, người thân hoặc những bà mẹ đã nuôi con nhỏ trên các diễn đàn. Thời hạn sử dụng đồ dùng của trẻ sơ sinh thường khá ngắn vì bé thường xuyên phải thay đổi để phù hợp với giai đoạn phát triển của bé. Tùy thuộc vào khả năng “ngoại giao” của các mẹ mà gia đình sẽ giảm bớt chi phí đáng kể trong việc mua đồ cho bé.

Khi sử dụng đồ dùng cũ, các mẹ cần lưu ý chế độ khử trùng hợp lý để đảm bảo vệ sinh cho bé.

Kế hoạch bỏ ống lâu dài

Khi bạn đã trở thành người phụ nữ của gia đình thì ngoài các khoản chi phí sinh hoạt vẫn cần một khoản bỏ ống để dành cho em bé. Hãy tạo cho mình cũng như ông xã thói quen bỏ ống tiết kiệm. Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên trước món tiền bỏ ống hàng ngày bởi vì “ tích tiểu thành đại”.

]]>
https://meyeucon.org/32555/vai-goi-y-giup-chi-em-thoat-khoi-ganh-nang-kinh-te-sau-sinh/feed/ 0
Hồi hộp chờ đợi giây phút làm mẹ https://meyeucon.org/32486/hoi-hop-cho-doi-giay-phut-lam-me/ https://meyeucon.org/32486/hoi-hop-cho-doi-giay-phut-lam-me/#respond Sat, 25 Jan 2014 00:00:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=32486 Khoảng 2-4 tuần trước khi sinh, bụng bầu bắt đầu “tụt xuống”.

– Cổ tử cung bắt đầu giãn ra. Khoảng 2-4 tuần trước khi sinh, bụng bầu bắt đầu “xuống” vì bào thai xuống thấp hơn vào xương chậu của mẹ và đẩy cổ tử cung khiến cổ tử cung mỏng và mở. Điều này sẽ tiếp tục trong những tuần còn lại cho đến ngày sinh.

– Dịch âm đạo. Do cổ tử cung mở nên các chất nhầy sẽ tiết ra nhiều hơn. Bạn cũng có thể thấy dịch tiết có lẫn máu.

– Ối vỡ. Nếu bạn thuộc nhóm 10% người mẹ bị vỡ ối sớm, bạn sẽ cảm nhận được dòng nước nhỏ không màu, không mùi. Nếu chất lỏng có màu đen, xanh, lẫn máu hay mùi hôi thì đòi hỏi bạn phải chú ý ngay lập tức. Hầu hết các bé sẽ được ra đời trong vòng 24 tiếng để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Khi cổ tử cung mở 10 phân, em bé sẽ chào đời.
Khi cổ tử cung mở 10 phân, em bé sẽ chào đời.

– Đau lưng: Nếu bạn là một trong những chị em phụ nữ hay bị đau lưng tiền kinh nguyệt thì trước khi lâm bồn vài ngày, bạn cũng có thể sẽ bị đau lưng. Những cơn đau lưng báo hiệu chuyển dạ này âm ỉ ở lưng dưới. Đó là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đã mềm và “chín” chuẩn bị cho sự ra đời của em bé.

– Cảm giác thai tụt xuống như sắp rơi: Trường hợp này gọi là sa bụng. Thai nhi không còn đè lên cơ hoành mà tụt sâu xuống vùng xương chậu để chuẩn bị chào đời.

Giai đoạn 1 của chuyển dạ

Các cơn co thắt thực sự xuất hiện. Cơn co từ nhẹ tới trung bình, xảy ra mỗi 5-30 phút, kéo dài tới 90 giây ở mỗi lần co bóp. Chúng sẽ đạt đỉnh về cường độ nhưng sau đó giảm dần cho đến cuối cùng, co thắt sẽ thường xuyên và lâu hơn. Hầu hết các bác sĩ khuyên bạn cách nhận biết cơn co khi sắp sinh là co thắt cách nhau khoảng 5 phút một cơn, mỗi cơn kéo dài 60 giây, trong khoảng 1 tiếng đồng hồ.

Chuyển dạ bắt đầu. Các cơn co thắt xảy ra cứ mỗi vài phút một lần, túi ối có thể vỡ. Nên sử dụng các kỹ thuật thở và các mẹo giảm đau như đi lại, ngồi, đứng… nếu muốn. Giai đoạn này có thể kéo dài vài tiếng.

Cơ thể mẹ đã sẵn sàng. Cổ tử cung mở khoảng 10cm. Các cơn co thắt dữ dội có thể kéo dài tới 90 giây, mỗi 30 giây tới 2 phút lại có một cơn. Đây là giai đoạn đau đớn nhất nhưng cũng ngắn nhất, kéo dài 30 phút tới 2 tiếng.

Giai đoạn 2-3 của chuyển dạ

Giai đoạn 2: Sinh

Rặn để đẩy là “việc” chính của giai đoạn này. Các cơn co thắt ở tử cung mẹ đẩy bé phải di chuyển ra bên ngoài. Nếu rặn – đẩy thất bại, người mẹ có thể phải chỉ định mổ đẻ. Người mẹ có cảm giác bỏng rát khi đầu của em bé chui ra ngoài. Phần lớn trường hợp rạch tầng sinh môn là cách giúp hỗ trợ sinh thường thành công. Giai đoạn này có thể mất 20 phút tới 2 tiếng.

Giai đoạn 3: Đẩy nhau

Các cơn co thắt nhẹ vẫn tiếp tục. 5-30 phút sau sinh, co thắt giúp đẩy nhau ra ngoài. Bạn có thể cảm thấy đau vài ngày khi tử cung co lại.

]]>
https://meyeucon.org/32486/hoi-hop-cho-doi-giay-phut-lam-me/feed/ 0
Khi ngày sinh em bé đến gần https://meyeucon.org/32303/khi-ngay-sinh-em-be-den-gan/ https://meyeucon.org/32303/khi-ngay-sinh-em-be-den-gan/#respond Fri, 17 Jan 2014 01:00:20 +0000 https://meyeucon.org/?p=32303 Bạn hãy lên danh sách và chủ động làm những việc sau đây khi ngày sinh em bé đang đến gần.

1. Chuẩn bị sẵn một túi đồ để đề phòng trường hợp bạn sinh sớm hơn dự kiến. Bạn nên chuẩn bị đồ ngủ, tất… cũng như một bộ đồ sẽ mặc khi xuất viện, chăn, bỉm và khăn sạch cho bé. Bạn cũng nên chắc chắn trong đó cũng có những vật dụng như thỏi son dưỡng, cuốn tạp chí hoặc sách, đặc biệt là CD những bài hát bạn yêu thích và thêm một chiếc gối cho chồng.

2. Hát và trò chuyện với con khi bé còn đang trong bụng mẹ. Đây là cách tốt nhất để kết nối với con trước khi sinh. Bạn cũng nên để chồng làm việc này. Nếu anh ấy cảm thấy ngượng khi phải nói chuyện với em bé ở trong bụng, bạn có thể yêu cầu anh ấy đọc một cuốn sách hay chơi một vài bản nhạc vui nhộn.

8-viec-ban-can-lam-truoc-khi-sinh-em-be

3. Giặt sạch tất cả quần áo của bé, vệ sinh giường ngủ và chăn gối với một sản phẩm giặt giũ chuyên dụng, đặc biệt là loại dịu nhẹ và không gây ảnh hưởng tới làn da của bé. Da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm vì thế các mẹ nên chú ý vấn đề này và các sản phẩm khác.

4. Mua một chiếc ghế dành cho bé khi đi ô tô hoặc xe máy và để người hiểu biết lắp đặt nó. Vì thế, hãy tìm hiểu các mẫu ghế ngồi cho bé trước, sau đó chọn lấy sản phẩm ưng ý nhất trước khi tới cửa hàng mua sắm.

5. Chọn một bác sĩ nhi tốt có lẽ là một trong những quyết định quan trọng nhất bạn phải thực hiện để chăm lo sức khỏe của con mình. Hãy tìm hiểu và tham khảo ý kiến của những người có con nhỏ, tìm hiểu những phòng khám hay bác sĩ quanh khu vực bạn sinh sống để có lựa chọn tốt nhất.

6. Nếu bạn đang lên kế hoạch đi làm trở lại sau khi kỳ nghỉ sinh kết thúc, bạn sẽ cần một nơi giữ trẻ. Những trung tâm giữ trẻ thường có một hàng dài danh sách xếp hàng chờ sẵn, vì thế điều quan trọng là tìm một nơi không những bạn cảm thấy thoải mái mà còn có thể trông trẻ bất cứ khi nào bạn cần. Hãy làm việc này trước khi sinh con vì khi có em bé, bạn sẽ không có thời gian để làm việc này đâu.

7. Hầu hết các bệnh viện có các khóa học sinh đẻ rất tuyệt vời, bạn nên theo học một lớp tiền sản cùng với chồng. Sẽ có rất nhiều thứ cần phải học và nó rất hữu ích. Rất nhiều các lớp học đều cho học viên xem các video lúc đang sinh và đưa ra những chỉ dẫn trong quá trình lâm bồn và những thông tin chung về ngày sinh.

8. Tạo một danh sách liên lạc khẩn cấp và luôn giữ nó bên mình trong trường hợp chồng hoặc người thân không ở bên khi bạn sinh sớm. Hãy đảm bảo là những mối liên lạc này có đủ các thông tin về bảo hiểm, y tế của bạn trong trường hợp họ cần phải kê khai chi tiết những thông tin này khi đưa bạn đi sinh em bé.

]]>
https://meyeucon.org/32303/khi-ngay-sinh-em-be-den-gan/feed/ 0
Hệ miễn dịch của trẻ sinh mổ chậm phát triển và lâu hoàn thiện https://meyeucon.org/31491/he-mien-dich-cua-tre-sinh-mo-cham-phat-trien-va-lau-hoan-thien/ https://meyeucon.org/31491/he-mien-dich-cua-tre-sinh-mo-cham-phat-trien-va-lau-hoan-thien/#comments Tue, 26 Nov 2013 08:00:02 +0000 https://meyeucon.org/?p=31491 Theo PGS.TS.BS Vũ Thị Nhung, Chủ tịch Hội phụ sản TP.HCM, những năm gần đây, tỷ lệ các ca sinh mổ ở nước ta chiếm gần 60% trong tổng số ca sinh ở nhiều cơ sở y tế. So với trẻ sinh thường, hệ miễn dịch của trẻ sinh mổ chậm phát triển và mất nhiều thời gian hơn để hoàn thiện.

Thực trạng sinh mổ trên thế giới và Việt Nam

Sinh mổ, hay còn được gọi là mổ lấy thai, là một khái niệm không còn quá xa lạ với các mẹ. Một vài năm trở lại đây, tỷ lệ trẻ chào đời bằng phương pháp này đã gia tăng nhanh chóng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2010, ở các nước như Mỹ, Trung Quốc, Brazil, sinh mổ chiếm tỷ lệ từ 30% đến 45%. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, tỷ lệ này ở các bệnh viện lớn như Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai lên đến 40% – 50% hay tại Bệnh viện Từ Dũ, tỷ lệ sinh mổ còn cao hơn, xấp xỉ 50% – 60%.

mô

Trẻ sinh mổ và một hệ miễn dịch kém phát triển

Tỷ lệ sinh mổ tuy gia tăng nhưng phần nhiều trong số trường hợp sinh mổ là do những ca chuyển dạ khó tiên lượng được nhiều biến chứng như bất xứng đầu chậu, suy thai cấp, ngôi bất thường, sa dây rốn… Mặc dù sinh mổ ngày nay an toàn hơn nhờ vào những tiến bộ của y học, nhưng có thể các bà mẹ vẫn chưa hiểu hết những tác động của việc sinh mổ đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là hệ miễn dịch.

Giải thích về vấn đề này, PGS.TS.BS. Vũ Thị Nhung cho biết: “Hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Đường sinh tự nhiên của mẹ (âm đạo) vốn có chứa nhiều lợi khuẩn giúp kích thích hệ vi sinh đường ruột cho bé. Bé sinh mổ lại không đi qua đường âm đạo nên không được tiếp xúc với những lợi khuẩn này khiến hệ vi sinh đường ruột chậm kích hoạt hơn. Hơn nữa, mẹ sinh mổ thường lên sữa chậm và chỉ được tiếp xúc với bé sau khi sinh từ 4 đến 5 giờ nên bé sẽ được bú mẹ muộn hơn so với bé sinh thường, làm chậm việc tiếp xúc với các kháng thể trong sữa non của mẹ cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Những tác nhân trên là nguyên nhân chính khiến hệ miễn dịch của bé sinh mổ kém phát triển hơn và mất nhiều thời gian hơn để hoàn thiện (6 tháng) so với bé sinh thường (10 ngày). Với một hệ miễn dịch chậm hoàn thiện hơn, bé sinh mổ dễ mắc một số bệnh hơn bé sinh thường như dị ứng, chàm sữa, hen suyễn… ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng phát triển lâu dài của bé từ những năm tháng đầu đời”.

Đối với trẻ sinh thường, quá trình đi qua ống sinh tự nhiên của mẹ với lực ép và co thắt mạnh sẽ giúp trẻ vắt sạch hết lượng nước ối từ phổi. Quá trình này không diễn ra khi mổ lấy thai, có thể gây ra tồn dịch trong phổi dẫn đến suy hô hấp cấp và tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp sau này. Ngoài ra, môi trường bệnh viện vốn chứa nhiều loại vi khuẩn và mầm bệnh có hại cho sức khỏe. Trẻ sinh mổ, với một hệ miễn dịch chậm phát triển hơn cộng với việc phải nằm viện lâu hơn cũng làm tăng khả năng bị lây nhiễm các các loại bệnh khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Để chăm sóc trẻ sinh mổ, PGS.TS.BS Vũ Thị Nhung khuyên mẹ cần cho trẻ bú càng sớm càng tốt vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chứa nhiều kháng thể hỗ trợ cho hệ miễn dịch của trẻ.

Để giúp trẻ an toàn trước các tác nhân gây bệnh, mẹ hãy tuân thủ đúng lịch tiêm phòng và khám định kỳ để chắc chắn rằng trẻ luôn được bảo vệ. Đặc biệt đối với mẹ cho con bú, nếu phải sử dụng thuốc giảm đau do vết mổ, mẹ phải tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo rằng tác dụng phụ của thuốc không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trong trường hợp được chỉ định dùng sữa bột, các loại sữa có công thức lcFOS và scGOS là lựa chọn rất tốt cho các mẹ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch.

]]>
https://meyeucon.org/31491/he-mien-dich-cua-tre-sinh-mo-cham-phat-trien-va-lau-hoan-thien/feed/ 1