Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Tăng khả năng hấp thu cho trẻ

Được cha mẹ chăm sóc kỹ lưỡng, cho ăn uống đầy đủ chất bổ dưỡng nhưng có những bé vẫn gầy yếu, suy dinh dưỡng. Một trong những nguyên nhân là do khả năng hấp thu của trẻ kém. Vậy phải làm sao để giúp trẻ có thể hấp thu các dinh dưỡng một cách tốt nhất?

Trẻ hấp thu kém do đâu?

Hấp thu là giai đoạn trung gian giữa tiêu hoá với chuyển hoá. Các loại vật chất ăn vào được tiêu hóa bởi các men (ezym) ngoại tiết của dạ dày và ống tiêu hoá thành chất hấp thu được qua thành ruột vào máu, bạch mạch rồi được chuyển hoá thành sản phẩm cần thiết cho sự sống của mỗi cơ thể. Quá trình hấp thu thức ăn có sự tham gia của nhiều bộ phận trong ống tiêu hóa như dạ dày và nhất là ruột non, ruột già, gan, mật, tụy…

Kém hấp thu là một hội chứng có trong nhiều bệnh đã làm thương tổn quá trình hấp thu. Hội chứng kém hấp thu thường gây cho trẻ tình trạng rối loạn tiêu hoá kéo dài, khiến trẻ đi phân sống, trong phân còn nguyên chất mỡ, thịt… Ngoài ra, tình trạng kém hấp thu còn biểu hiện ở việc trẻ ăn nhiều nhưng người vẫn gầy yếu, xanh xao. Các nguyên nhân có thể gặp là do tổn thương của ruột non, do thiếu men tiêu hoá của dạ dày, gan, mật làm quá trình tiêu hóa không trọn vẹn nên trẻ khó có thể hấp thu tốt các dưỡng chất. Hậu quả của tình trạng này sẽ dẫn đến kém hấp thu nước, điện giải, các chất dinh dưỡng, các muối mật, sinh tố, các nguyên tố vi lượng. Nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ do thể trạng suy sụp vì thiếu dinh dưỡng, thiếu máu.

Cải thiện tình trạng hấp thu của trẻ

Đối với trẻ nhỏ, khả năng hấp thu phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: thứ nhất là cơ cấu của khẩu phần ăn phải cân đối, ăn quá thừa chất này mà lại thiếu chất khác thì việc chuyển hóa sẽ không hiệu quả; thứ hai là do rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột; thứ ba là do trẻ không đủ các enzym tiêu hóa khiến việc chuyển hóa thức ăn trở nên kém. Đặc biệt trẻ ở lứa từ 3 tháng đến 3 tuổi và trẻ ở độ tuổi ăn dặm, khi bắt đầu chuyển chế độ ăn từ sữa sang những thức khác sữa, do sự thay đổi chế độ ăn đột ngột nên thường thiếu men vi sinh giúp cho khả năng hấp thu, dẫn đến rối loạn tiêu hóa thể hiện qua các triệu chứng như đầy hơi, trướng bụng, táo bón, tiêu chảy, phân sống.

Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ mà vẫn đảm bảo sự hấp thu tốt nhất các chất dinh dưỡng cần thiết, trước hết phải đảm bảo chế độ ăn hằng ngày của trẻ được cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng; có sự cân đối giữa các nhóm thực phẩm, cũng như bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bên cạnh đó, có thể tăng cường khả năng hấp thu cho trẻ bằng cách bổ sung men vi sinh có ích vào chế độ ăn hàng ngày của bé. Các men vi sinh này sẽ giúp ích cho bé trong việc hấp thu các dưỡng chất từ thức ăn. Sữa chua, các chế phẩm từ sữa cộng với bổ sung chất xơ hợp lý chính là những men vi sinh hữu hiệu cho trẻ. Những trường hợp trẻ rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng nghiệm trọng hệ vi sinh thì cần sử dụng những loại thực phẩm giàu men vi sinh để tăng cường hệ vi sinh cho trẻ. Đó chính là những cách để cải thiện khả năng hấp thụ và hệ tiêu hóa của trẻ.

Meyeucon.org - 13/08/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Dinh dưỡng cho trẻ em

Bài viết liên quan

  • 5 món cháo ngon cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.
  • Cách chế biến 8 món canh nhiều dinh dưỡng để bé ăn cùng cơm.
  • Dinh dưỡng dành cho bé 3-5 tuổi!
  • Những món ngon cho bé ăn cơm (phần 1)
  • Một số món ăn dành cho trẻ bị táo bón

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn