Bạn có đang gặp một hay nhiều trong số các vấn đề sau khi nuôi dưỡng bé: không thích thực phẩm mới, nôn trớ, kén cá chọn canh, tiêu chảy và táo bón….?
Không ăn thực phẩm mới
Đây chỉ là 1 phản xạ tự nhiên của trẻ. Để giúp trẻ chấp nhận thực phẩm mới, hãy bắt đầu từng chút một. Ngoài ra, hãy tạo ra món ăn mới tương tự với hương vị mà bé ưa thích. Ví như nếu bé thích cà rốt nghiền thì hãy nghiền khoai lang khi cho bé ăn.
Be bét sau ăn
Sau mỗi bữa ăn là cảnh tượng bột dinh đầy trên sàn nhà và đầu tóc của bé?
Xin chúng mừng. Đó là một dấu hiệu cho thấy trẻ học cách độc lập. Khoảng 9 tháng tuổi, nhiều trẻ đã bắt đầu muốn kiểm soát giờ ăn của mình cũng như nơi chúng sẽ ăn. Dù thật khó để ngồi và xem trẻ bôi thức ăn khắp nơi, nhưng bạn hãy tự nhủ rằng đây là bước quan trọng trong quá trình học hỏi, lớn lên và tự tin của bé.
Tiêu chảy và táo bón
Tiêu chảy nhanh chóng dẫn tới tình trạng mất nước nguy kịch. Dấu hiệu bao gồm khô môi, giảm đi tiểu, khóc không có nước mắt, giảm cân, mắt lõm và lơ mơ.
Trẻ ít khi bị táo bón và thật khó để biết được trẻ đang bú mẹ bị táo bón không vì phân của trẻ lúc này vẫn rất mềm. Tuy nhiên, dấu hiệu của táo bón là khó đi ngoài, bé có cảm giác đau và có máu ở phân.
Nôn trớ
Sẽ là bình thường nếu bé trớ 1 chút, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Vì hệ tiêu hóa của trẻ vẫn đang phát triển mà.
Các bẽ cũng có thể sặc khi thực phẩm vào đến dạ dày rồi lại ngược lên thực quản. Để phòng ngừa, hãy cho trẻ ăn chậm hoặc cho trẻ ăn ít một và giữ trẻ ở tư thế đứng sau ăn.
Đau bụng và thèm ăn
Khoảng 2/5 trẻ bị đau bụng – khóc nhiều giờ mỗi lần. Đau bụng có thể bắt đầu khi trẻ được 3 tuần tuổi và thường tự hết sau tháng tuổi thứ 3. Trong khi đau bụng không làm ảnh hưởng tới sự thèm ăn hay khả năng nuốt của trẻ thì những bé bị đau bụng này có thể cần nhiều thời gian để giữ trật tự trước khi bắt đầu ăn uống. Bé có khuynh hướng thích ăn ít một.
Tuy nhiên, nên gọi cho bác sĩ nếu thấy bé nôn vọt, tiêu chảy, sốt, sút cân hay phân có máu, chất nhầy. Đó không còn là triệu chứng đau bụng thông thường.
Từ chối ăn uống – Bé không muốn!
Bạn cho bé ăn 1 chút và rồi bé quay đầu, ngậm thìa hay mím chặt môi. Các bé từ chối ăn có thể vì rất nhiều lý do: bé mệt, ốm, không tập trung hay đơn giản là no rồi. Đừng có cố để bé ăn thêm vài miếng mà hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn thấy lo lắng.
Kén cá chọn canh
Chuyện kén ăn 1 món nào đó có thể kéo dài vài tuần, vài tháng nhưng hiếm khi kéo dài lâu hơn. Bé trở nên kén ăn vì nhiều lý do nhưng đang mọc răng chẳng hạn, trẻ sẽ có xu hướng thích thức ăn mềm. Hoặc có thể bé nhà bạn chưa sẵn sàng để thử 1 thức ăn mới.
Dị ứng và bất dung nạp thực phẩm
Khoảng 8% trẻ bị dị ứng thực phẩm. Các triệu chứng như nổi mẩn, tiêu chảy, nôn vọt hay đau dự dày có thể đến bất thình lình.
Hiện tượng dị sữa, các loại hạt, trứng, đỗ tương, bột mỳ và các loại thủy hải sản có vỏ là phổ biến nhất.
Bất dung nạp thực phẩm phổ biến hơn cả dị ứng và gây ra đầy bụng, trướng bụng và đau bụng. Nếu nghi ngờ dị ứng thực phẩm, hãy đưa bé đến bác sĩ ngay để loại bỏ những tác nhân gây dị ứng.
Trẻ lớn và thức ăn nhanh
Đôi khi bố mẹ có thể là thủ phạm gây ra vấn đề ăn uống ở trẻ. Việc cho trẻ nhũ nhi ăn cùng với người lớn, đặc biệt là các món ăn nhanh, ăn vặt như bỏng ngô, hot-dogs, rau quả sống, nho khô… là hoàn toàn không nên. Những đường, muối, chất béo trong các thực phẩm này sẽ phá vỡ những thói quen ăn uống tốt cần có khi trẻ bước vào tuổi chập chững.
Khi nào cần lời khuyên bác sĩ nhi khoa?
Vì có quá nhiều vấn đề có thể dẫn tới rối loạn ăn uóng ở trẻ nên tốt nhất là hãy trao đổi với bác sĩ ngay khi bạn cảm thấy lo lắng. Luôn gọi cho bác sĩ nhi nếu bé giảm cân, bé nôn vọt khi ăn những thực phẩm quen thuộc; bé bị tiêu chảy, mất nước hay táo bón.