Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Mẹo giúp bé tập nhai nhanh

Mặc dù mẹ đã xay cháo nhuyễn nhừ như sinh tố, nhưng hơi lợn cợn một tí là bé Hin lại ọe ra. Nếu không, bé cũng ngậm một miếng cháo hàng giờ đồng hồ.

Bé ngậm, bé không biết nhai là cả một vấn đề lo lắng với các bố mẹ đấy ạ. Nhưng bé không biết nhai là lỗi tại người lớn. Bố mẹ thử kiểm nghiệm lại xem có đúng không nhé!

Khi sinh ra, bé chỉ có phản xạ mút và nuốt nên thức ăn của bé là sữa. Tới khi bé được 4-6 tháng tuổi thì sữa không đủ cho sự phát triển của bé nữa, bé cần thêm nhiều thực phẩm khác. Vì thế, đường tiêu hóa của bé phát triển theo theo để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé. Răng bắt đầu mọc, nước miếng nhiều, ruột hấp thụ được các thức ăn khác sữa… Tuy nhiên, vì chưa có răng hàm nên bé chưa phát triển kỹ năng nhai. Bé vẫn nuốt chửng bột và cháo. Trong giai đoạn này, nếu bé được ăn dặm đúng cách thì bé sẽ tập nhai dần dần.

Nhưng đa số bố mẹ sợ bé không đủ dinh dưỡng nên vẫn xay bột và cháo thật nhuyễn và cho bé bú như bú sữa, đồng thời cho bé nằm ngửa nên thức ăn trôi tuột và họng bé không kịp nhai và nuốt. Cứ thế, cứ thế… cho đến lớn bé không còn cơ hội nào để tập nhai. Vậy làm sao bé biết nhai được?

Vài mẹo giúp bé biết nhai cực nhanh

Trước hết, mẹ phải biết cho bé ăn dặm đúng cách. Trước hết là đúng tuổi (4-6 tháng), đúng tư thế (cho ngồi ăn) dù bé phun ra ngoài một nửa, đúng thức ăn (bột cháo không xay, chỉ băm nhuyễn).

Ngoài bữa ăn mềm (bột, cháo) cho bé một miếng bánh hay trái cây cho bé tập nhai. Mẹ Bờm từ hồi bé được 8 tháng, đã cho con nhón bằng tay những đồ ăn mềm như cà rốt thái bằng đốt ngón tay ninh dừ, súp lơ xanh cũng ninh nhừ… Hoặc mẹ có thể cho con tập nhai bánh ăn dặm của nhiều hãng sản xuất như Hipp, Wakado,… Mẹ có thể cho bé tự nhón tay thì bé cảm được hết sự thích thú của món ăn bằng tay, bằng mắt, bằng lưỡi. Đây là những đồ ăn không nguy hiểm tẹo nào. Vì khi bé cho vào mồm, bé chưa kịp nhai, một lát sau có nước bọt, thức ăn đã tan ra rồi. Như thế, bé cực nhanh biết nhai.

Không đút miếng quá to làm bé không thể nhai. Ban đầu, mẹ chỉ nên đút cho con thức ăn bằng nửa hạt ngô hoặc không to quá hạt đậu. Ban đầu, có thể bé sẽ cảm nhận lợn cợn trong miệng và mẹ có thể nhai làm mẫu cho con ăn. Có thể lần đầu con sẽ ọe, nhưng sau một vài lần, con sẽ quen và biết nhai.

Với những bé đã có “thâm niên ngậm”: Không cho bé ăn vặt trước bữa ăn chính để bé đói. Bé đói quá nên phải nhai mà nuốt, sau đó nếu bé không ăn hết xuất hãy cho bé ăn bú phần còn lại đã xay để không lo thư thiếu dinh dưỡng.

Cho bé ăn bữa chính kèm với những thức ăn “khoái khẩu” của bé như trái cây, sữa, sữa chua…

Tạo sự tập trung vào bữa ăn: Không vừa ăn vừa xem tivi, chơi trò chơi, xung quanh ồn ào… vì bé mải chú ý những chuyện ngoài cuộc nên “quên nhai” (chúng ta chỉ lừa được bé há miệng để đút thức ăn chứ không bắt bé nhai được vì là tác động chủ động của bé)

Chúc các bố mẹ giúp con sớm tập nhai!

Meyeucon.org - 18/09/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Dinh dưỡng cho trẻ em

Bài viết liên quan

  • 5 món cháo ngon cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.
  • Cách chế biến 8 món canh nhiều dinh dưỡng để bé ăn cùng cơm.
  • Dinh dưỡng dành cho bé 3-5 tuổi!
  • Những món ngon cho bé ăn cơm (phần 1)
  • Một số món ăn dành cho trẻ bị táo bón

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn