30% trẻ em tự kỷ có thể được chữa lành và 70% còn lại có thể phát triển tốt nhờ áp dụng chế độ dinh dưỡng đúng cách và đúng hoàn cảnh cho mỗi người bệnh.
Tự kỷ là chứng rối loạn sinh lý phức tạp do có sự tương tác mãnh liệt giữa hệ tiêu hóa và não bộ. Vì vậy hiểu biết về quá trình dinh dưỡng nơi các em tự kỷ sẽ giúp cho việc chăm sóc hiệu quả hơn và cha mẹ cũng bớt đi chút nhọc nhằn.
Số trẻ em tự kỷ đang gia tăng
Tự kỷ là một loại rối loạn sinh lý phức tạp gồm nhiều hội chứng. Nổi bật nhất là khó khăn trong lời nói, bất thường trong cử chỉ, khó cảm nhận và biểu lộ tình cảm, có những sai lạc về thị giác, thể hiện nhiều suy nghĩ và hành động khác thường. Tình trạng này đang gia tăng không chỉ nơi trẻ em Việt Nam mà ở cả nhiều nước trên thế giới.
Nguyên nhân gây nên tự kỷ không đơn giản chỉ là di truyền hay môi trường. Nhưng nổi lên trong các phép chữa trị hiệu quả là liệu pháp dinh dưỡng nhằm tái lập cân bằng tiêu hóa, cân bằng lượng đường trong máu, khử trừ kim loại nặng ô nhiễm não, xác định và loại trừ gia vị cùng các thực phẩm gây nên dị ứng. Các nhà nghiên cứu nhận ra có sự thiếu hụt trầm trọng secretin hỗ trợ tiêu hóa và oxytocin tăng cường nhu cầu thân mật gần gũi ở trẻ em tự kỷ.
Nguyên nhân rối loạn dinh dưỡng
Nguyên nhân đầu tiên gây nên rối loạn dinh dưỡng là quá trình sử dụng lâu dài kháng sinh ngay từ các năm đầu đời. Các kháng sinh phổ rộng giết chết các loài vi khuẩn có hại cũng như có ích trong ruột và làm cho màng ruột yếu đi. Cơ thể của các em tự kỷ không có khả năng ổn định lượng đường trong máu làm cho việc nuôi não trở nên thất thường, đặc biệt dễ thấy nơi nhóm các em hiếu động. Ở nhiều em các enzyme tiêu hóa chất béo bị khiếm khuyết làm giảm khả năng phát triển tế bào màng não.
Sự khiếm khuyết vitamin và chất khoáng có thể là nguyên nhân lớn nhất gây nên hiện tượng tự kỷ, đặc biệt vitamin B6, C và kim loại magnesium. Vitamin A được biết đến dưới tên retinol cũng bị thiếu hụt đến độ không thể giữ cho tế bào não mạnh khỏe và giảm khả năng thị giác. Cuối cùng, sự rối loạn tiêu hóa và khiếm khuyết enzyme càng trở nên trầm trọng thì người tự kỷ càng dị ứng với nhiều thực phẩm vì không thể tiêu hóa chúng, đặc biệt đối với các chất gluten của lúa mì hay chất casein có trong sữa bò.
Biện pháp cân bằng tiêu hóa
Việc đầu tiên cần làm cho trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa là lập lại cân bằng bằng bổ sung enzyme tiêu hóa, đặc biệt là amino acid glutamin, và các dòng vi khuẩn có ích gọi là probiotics như Lactobacillus acidophillus và bifidobacter cùng men vi sinh Saccharomyces boulardii. Chúng phân nhỏ thức ăn để trở thành chất dinh dưỡng dễ tiêu thấm qua màng ruột vào máu. Hạn chế sử dụng đường và các sản phẩm làm từ đường, thay vào đó nên dùng carbohydrat thô và các chất sợi để việc giải phóng glucose diễn ra từ từ giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Cần bổ sung loại chất béo dễ tiêu như nhóm omega 3 bằng cách cho trẻ ăn nhiều loại cá như cá thu, cá mòi hay ăn các loại hạt béo như bí ngô. Bên cạnh việc bổ sung vitamin và các chất khoáng nên giữ cho khẩu phần ăn có nhiều trái cây, rau, củ, hạt để duy trì nguồn dưỡng chất rất cần thiết này. Việc áp dụng chế độ ăn uống hợp lý cho mỗi trẻ em thường phải trải qua quá trình thăm dò, nhưng ngày nay các nhà dinh dưỡng thường loại bỏ ra ngoài các thực phẩm giàu chất gluten và casein, nhằm tránh dị ứng thực phẩm tổn hại sức khỏe.
Chọn thức ăn cho trẻ tự kỷ
Việc thay thế chế độ dinh dưỡng là cần thiết để trẻ lấy lại cân bằng tiêu hóa và hồi phục trí não, nhưng chỉ nên thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ hay người có kinh nghiệm. Trước hết cần tránh sử dụng các loại sữa bò, sữa dê dù ở trạng thái tươi, làm đặc hay sấy bột. Đặc biệt tránh các loại phô-mát, bơ, yaourt, kem cùng các loại đường sữa, bơ sữa và cả bột ca-cao. Thay vào đó có thể dùng các loại sữa thực vật làm từ bắp, gạo, dừa, khoai tây cùng các chế phẩm của chúng ở dạng kem hay chè.
Các thực phẩm chứa nhiều gluten như lúa mạch, lúa mì cùng tất cả chế phẩm của chúng ở dạng bánh, dạng bột hay dạng sợi cũng không nên dùng vì thường xuyên gây nên dị ứng tiêu hóa. Thay vào đó có thể dùng các loại gạo, bắp, hạt kê làm nguồn thực phẩm chính cùng với những thức ăn làm từ nhóm này. Việc thay thế các loại thực phẩm cho trẻ thường phải thực hiện từ từ nhằm tránh việc trẻ có thể bỏ ăn hoặc gây ra các xáo trộn khả dĩ làm căn bệnh nặng thêm.