Mấy lần đến nhà bạn chơi, chị Nhung ngỡ ngàng vì thấy bé Tít – con của cô bạn Linh lúc nào cũng bỏm bẻm nhai các loại trái cây được sấy khô “chả có tí chất bổ béo” nào.
Từ trước tới nay chị Nhung luôn cho rằng trái cây khô chỉ là thực phẩm ăn cho vui miệng chứ chả bổ béo gì. Thế mà cô bạn cho con ăn như chúng là loại thực phẩm bổ dưỡng và hữu ích đối với con trẻ.
Mang thắc mắc đó ra hỏi để nhằm “nhắc nhở” chị Linh không nên cho con ăn trái cây khô “vô tội vạ” như thế nhưng không ngờ chị Nhung lại nhận được buổi “phổ cập” kiến thức vô cùng bổ ích khi cho con ăn trái cây từ cô bạn thân.
Trong khi vừa lấy vô vàn các loại quả khô dành cho con ăn mỗi ngày, chị Linh tỉ mẩn chỉ từng chút công dụng của các loại trái cây khô. Chị Nhung rất ngạc nhiên khi cô bạn Linh nói rằng trái cây sấy khô là một sản phẩm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao rất tốt cho trẻ trong quá trình sinh trưởng và phát triển.
Tập trung các chất dinh dưỡng cao
Trái cây sấy khô – hầu như gần hết dung lượng nước của các loại trái cây tươi. Do đó, giá trị calo của trái cây khô là rất cao – trung bình là 275 kcal/100g, gấp 3 – 5 lần so với ở các loại quả ban tươi đầu, và 65% lượng calo cung cấp bởi loại trái cây có chất bột khô.
Trong quá trình làm khô hoa quả, các loại vitamin không tránh khỏi bị mất đi, nhưng những khoáng chất có giá trị khác như canxi, natri, sắt và magiê, cũng như cellulose và pectin, được bảo tồn nguyên vẹn và đầy đủ. Vì vậy, trái cây khô – là loại thực phẩm tập trung tự nhiên của các chất dinh dưỡng. Ví dụ, chỉ 50 g quả sấy khô để đáp ứng nhu cầu hàng ngày cho các khoáng chất cho trẻ, đồng thời cung cấp vitamin B6 và magie, kali và sắt.
Mặt khác nếu một ngày mẹ cho con ăn năm miếng mận khô hay mơ, mẹ có thể giúp trẻ giải quyết các vấn để về đường ruột vì trong hoa quả sấy khô có chứa các sợi thực vật chống táo bón và điều tiết hoạt động của đường tiêu hóa. Hơn thế hàm lượng canxi có trong trái cây khô rất tốt cho sự phát triển của trẻ.
Ngọt nhưng không có đường
Thông thường, nhiều người trong chúng ta đều có một mong muốn con mình thực sự cảm thấy ngon miệng với đồ ăn ngon và đặc biệt phải ngọt như vậy mới hấp dẫn được trẻ. Tuy nhiên những vị ngọt từ những chiếc kẹo hay chiếc bánh ngọt hoặc một hộp sôcôla không bao giờ có thể tốt hơn các loại trái cây khô.
Trái cây khô ngọt, nhưng không phải là vị ngọt của đường mía có thể gây bệnh béo phì… cho trẻ khi ăn quá nhiều mà là vị ngọt vô hại của fructose và glucose. Đây là loại vị ngọt tự nhiên ngot thông thường rất có lợi cho trẻ. Đó là lý do tại sao chị Linh có thể cho bé Tít ăn trái cây khô kết hợp với chất béo, thậm chí còn cho bé ăn như là thức ăn riêng biệt.
Tất cả đều tốt
Theo nhiều tài liệu chị Linh tham khảo và sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng thì chị được biết tất cả các loại trái cây đều cực kỳ hữu ích, nhưng mỗi loại có những cách riêng để cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho trẻ.
Để chứng minh cho chị Nhung hiểu chị Linh đã chỉ ra trong tất cả các loại trái cây khác đều có tất cả các sinh tố cần thiết cho sự phát triển của trẻ, ngoại trừ E và H, nhưng đặc biệt lượng B5 có trong tất cả các loại trái cây, giúp tăng hiệu quả và tăng cường sự tập trung. Ngoài ra, các loại trái cây sấy khô còn được tìm thấy các chất tương tự trong cấu trúc với aspirin – có thể sử dụng để điều trị cảm lạnh và đau đầu.
Một số khác biệt giữa trái cây khô và tươi
- Về trọng lượng tương đương, trái cây khô chứa gấp 4 – 5 lần khoáng chất và vi lượng so với trái cây còn tươi, cũng như vitamine ở hàm lượng cao, ngoại trừ vitamine C thường bị tiêu hủy khi trái cây bị khô.
- Trái cây khô chứa nhiều chất xơ hơn trái cây tươi? Đúng. Hàm lượng chất xơ trong trái cây khô cao hơn gấp 3 – 5 lần so với trái cây tươi, và có đến 6 – 10% chất xơ như pectin và hemincellulose giúp cho hoạt động đường ruột được dễ dàng, ít gây kích ứng ở ruột kết.
- Trái cây khô dễ tiêu hóa hơn trái cây tươi? Sai. Trái cây khô khó tiêu hóa hơn trái cây tươi vì da của chúng dày và cứng hơn. Vì thế, nên ngâm trái cây khô trong nước, nước trà hoặc rượu trước khi ăn. Trái cây khô cũng làm lên men, nhất là khi được ăn kèm với thực phẩm thuộc họ đậu hoặc phô mai tươi.
- Trái cây khô có thể bảo quản lâu hơn? Đúng. Do chứa ít nước nên trái cây khô ít bị nấm mốc và vi khuẩn tấn công. Một quả khô chứa dưới 30% nước, có thể để dành được hơn một năm, để trong hộp kín hoặc chai lọ chứa đầy rượu rhum hoặc rượu trắng.
- Giá trị dinh dưỡng của trái cây khô:
Chuối khô: Chứa nhiều magne (90mg/100gr), có khả năng chống stress.
Mận khô: Chứa nhiều chất xơ (16%), ít đường nên thích hợp với những người sợ mập, rất tốt cho sự tiêu hóa.
Nho khô: Chứa nhiều vitamine B2, giữ vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng, phát triển của các cơ quan.
Mơ khô: Chứa nhiều kali nhất (1600mg/100gr), rất quan trọng cho hoạt động của tim và cơ bắp, nhiều provitamin A (4,6mg/100gr) cần thiết cho thị giác và da.
tran thi thuong đã bình luận
Chào bác sĩ?
Bé trai nhà em được 22 tháng, nặng 11kg, cao 85cm. giờ cháu không ăn cháo ma ăn cơm hột nhưng lại chỉ ăn cơm trắng thôi chứ cho thịt, cá, tôm ăn cùng cháu lại không ăn. Như vậy cháu có phải bị suy dinh dưỡng không ạ? Trung bình một ngày cháu uống 1 ly sữa. Làm thế nào để cháu hay ăn và chịu ăn các loại thức ăn ?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bé thiếu 1 kg so với trung bình, cao thì tạm đựoc. Bạn nên băm nhỏ thức ăn trộn đều nước thit, cá… Không nên ăn thịt nạc , khô quá thành bã bé không ăn vì rắt răng.
Chế độ ăn của mẹ bé đã bình luận
Xin cảm ơn BS đã trả lời thắc mắc của em! Khi sinh ra bé nhà em được 3,2kg và đủ tháng. Với sự phát triển hiện nay của bé em rất lo lắng vì bé tăng cân ít. Bác sĩ tư vấn cho em chế độ ăn uống của mẹ nhé. Xin cảm ơn!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn nên ăn đủ 4 nhóm thực phẩm dinh dưỡng, uống bổ sung Obimin để có đủ vi chất A, B, C, D, can-xi… cho cả mẹ và con.
NGUYEN THI THU HA đã bình luận
BÉ TRAI NHÀ EM ĐƯỢC 18THÁNG.TỪ LÚC CAI SỮA TỚI GIỜ EM THẤY MIỆNG BÉ CÓ MÙI HÔI.NGÀY CÀNG NẶNG HƠN.NHIỀU NHẤT LÀ LÚC NGỦ DẬY.EM CHO BÉ UỐNG NƯỚC LOC ĐỂ XÚC MIỆNG TRƯỚC KHI ĐI NGỦ VÀ SAU KHI ĂN CHÁO.NHƯNG VẪN K HẾT.NGUYÊN NHÂN VÌ SAO THƯA BÁC SI.BÉ K UỐNG KHÁNG SINH HAY BI CAM HO SỔ MŨI GÌ HẾT.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Có thể viêm lợi, cũng có khả năng bé bị hở van dạ dầy nên hhôi miệng. Bạn nên làm vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách đánh răng cho bé sau mỗi bữa ăn, dần dần dậy bé cách súc miệng, đánh răng. Nếu không hiệu quả nên đưa bé đi khám răng miệng, hoặc BS chuyên khoa nhi tiêu hoá. Chúc bạn và bé may mắn , bình an.
Bé tăng cân ít xin Bác sĩ tư vấn đã bình luận
Bé nhà mình được 2,5 tháng mới chỉ được 5kg.Bú mẹ ít không chịu uống thêm sữa ngoài, 1 ngày bé đi ngoài 1 đến 2 lần phân có mầu vàng xanh và hơi nhầy. Nếu cố ép bé uống thêm sữa ngoài thì hay bị trớ. Bàn tay bé hay ra mồ hôi kể cả khi không đeo bao tay. Đó có phải triệu chứng thiếu vitamin D hay canxi, bệnh lý nào đó? Xin Bác sĩ tư vấn giúp. Xin cảm ơn!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn cho biết thêm khi sinh bé nặng bao nhiêu? Bé bú mẹ mà đi phân xanh nhầy cần kiểm tra chế độ ăn, chế độ VS tay của mẹ. Bạn uống Obimin Bổ sung vitamin A, B, C, D, E, axit Folic, sắt, đồng, can-xi…vừa bù đắp cho mẹ, vừa tăng cường bổ sung cho bé qua sữa mẹ. Tất nhiên tranh thủ hôm nào tiết trời nắng ấm nên cho bé ra sân. Dùng bất kỳ thuốc gì đều phải theo đơn của BS để an toàn.
Minh đã bình luận
Bài viết hữu ích, cảm ơn tác giả