Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Chữa chứng đái dầm ở trẻ

Đái dầm là chứng bệnh thông thường của trẻ em. 15-20% trẻ em từ 5 tuổi trở xuống mắc bệnh đái dầm. Quan trọng nhất là cha mẹ phải giúp trẻ kiểm soát tình trạng bệnh lý này.

Nguyên nhân của bệnh đái dầm hiện vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, kiểm soát tiểu tiện tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như:

Khả năng phát triển bàng quang không tốt, bàng quang nhỏ quá, không kiểm soát được cơ của ống dẫn tiểu, không kiểm soát được cơ bàng quang, chậm phát triển hệ thống thần kinh.

Các bậc phụ huynh thường than phiền rằng con cái ngủ say quá nên đái dầm. Nhưng sự thực đái dầm không liên quan tới giấc ngủ. Nếu chúng thức giấc kịp thời để đi tiểu thì sẽ đỡ bị đái dầm hơn.

Lớn hơn 10 tuổi mà trẻ vẫn còn đái dầm thì đó là do chứng bệnh tâm lý. Ví dụ như trẻ không được săn sóc, không chú ý, bị căng thẳng, buồn dầu, không thích chơi với những trẻ khác. Tâm tính trẻ em bất bình thường, khó chịu, vì cảm thấy tự mình không kiểm soát được chính mình.

Thuốc chữa đái dầm thường phức tạp, tuỳ theo những trường hợp khác nhau, cần có đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, cha mẹ trẻ cũng có thể giúp con hạn chế bệnh này như:

Nên để đèn gần chỗ đi tiểu để trẻ không ngại khi trở dậy đi tiểu; đừng trừng phạt trẻ, không đổ lỗi cho trẻ, mà ngược lại nên giúp trẻ hiểu biết, có trách nhiệm để có thể làm được những gì cần phải tự làm.

Ví dụ trẻ có thể giúp bố mẹ lau rửa giường, đệm hay tự tắm rửa. Nếu trẻ cố gắng thức giấc, tự đi tiểu thì nên khen ngợi. Tập luyện bàng quang, nhất là trong trường hợp bàng quang quá nhỏ.

Meyeucon.org - 03/04/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc trẻ em

Bài viết liên quan

  • Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 4-6 tháng tuổi
  • Những dưỡng chất thiết yếu quan trọng trong giai đoạn phát triển của trẻ
  • 5 món cháo ngon cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.
  • Cách chế biến 8 món canh nhiều dinh dưỡng để bé ăn cùng cơm.
  • Trẻ bị thủy đậu nên kiêng ăn gì?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

Tình trạng ho nhiều là dấu hiệu bệnh gì?

Tình trạng ho nhiều là dấu hiệu bệnh gì?

Tình trạng ho có đờm nguy hiểm không? Cách điều trị

Tình trạng ho có đờm nguy hiểm không? Cách điều trị

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn