Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

“Cai nghiện” bữa đêm của bé

“Cai nghiện” cho bé ăn đêm, cũng vất vả và nhiều mâu thuẫn, nước mắt như cai sữa cho bé, đôi khi, bạn sẽ phải dằn lòng trước những giọt nước mắt của thiên thần bé nhỏ.

Ban đêm, bộ máy con người, dù trẻ nhỏ hay người lớn, đều cần được nghỉ ngơi để “hồi sức” sau một ngày hoạt động. Do đó, bú đêm hay ăn đêm quá nhiều sẽ là gánh nặng cho cơ quan tiêu hóa, dễ khiến bé bị sâu răng. Đêm, là thời giam mà các hoocmon được sản sinh ra nhiều nhất, do đó, thức dậy nhiều lần sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của bé. Bé ăn đêm quá nhiều, dĩ nhiên, các bữa chính trong ngày sẽ phải nhường chỗ ít nhiều… tất cả những điều đó khiến mẹ phải tập dần cho bé bỏ thói quen bú, ăn đêm khi bé lớn dần. Điều này có lợi cho cả bé, mẹ và cả gia đình!

Bước thứ nhất: Đảm bảo tính quy luật của các bữa ăn trong ngày, đặc biệt là bữa tối.

Khi bé tròn 1 tuổi, bạn tập dần cho bé bỏ thói quen ăn đêm. 1 ngày 3 bữa sữa và 3 bữa chính là những gì các chuyên gia khuyên bạn nên làm.

Giúp bé bỏ thói quen ăn đêm sẽ tốt cho cả mẹ và bé

Bữa sữa đầu tiên, khoảng 6 giờ sáng, bữa sáng chính, vào lúc 8 giờ, bữa trưa, vào lúc khoảng 12 giờ, bữa sữa đệm, từ 3 đến 4 giờ chiều, bữa tối, khoảng 6 giờ và một bình sữa kết thúc một ngày của bé sẽ vào khoảng 10 giờ tối. Đặc biệt, vào bữa tối lúc 6 giờ, mẹ nên để tâm một chút, chế biến những món bé thích để bé ăn được nhiều và ngon miệng. Một bữa tối nô và đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp bé ngủ ngon hơn trong đêm và không thức dậy vì đói.

Trong quá trình áp dụng lịch ăn trên với bé, bạn hãy quan sát, theo dõi để điều chỉnh liều lượng sao cho thích hợp nhất với yêu cầu của con trẻ.

Bước thứ hai: Bé đừng nằm uống sữa

Nhiều bé rất lười, chỉ thích nằm và cầm bình sữa để tu tu thôi, nhưng khi bé đã biết ngồi và có thể ngồi vững, mẹ hãy luyện cho bé việc ngồi để măm sữa nhé. Điều này không chỉ giúp bé tự lập, trưởng thành hơn, mà còn góp phần giúp bé từ bỏ thói quen ban đêm nằm, mắt nhắm mắt mở là đòi ty mẹ!

Dần dần tập cho bé thói quen dùng cốc (loại dành riêng cho trẻ từ 1 đến 2 tuổi) để uống sữa, thay vì dùng bình. Dùng bình sữa với đầu ti giả là thứ mà nhiều bé rất “nghiện”, nhưng nhìn chung, đây là nguồn dễ gây viêm nhiễm nếu bình không được vệ sinh cẩn thận. Hơn nữa, dùng cốc uống sữa sẽ tạo nên thói quen ngồi uống sữa cho bé yêu của bạn.

Bước thứ 3: Tạm thời cách ly mẹ và bé

“Cai nghiện” cho bé ăn đêm, cũng vất vả và nhiều mâu thuẫn, nước mắt như cai sữa cho bé, đôi khi, bạn sẽ phải dằn lòng trước những giọt nước mắt của thiên thần bé nhỏ.

Trong thời gian tiến hành thay đổi thói quen ăn đêm của bé, mẹ có thể phải tạm xa bé khi ngủ. Hãy để người thân như bà ngoại, bà nội, hay bố chăm sóc bé. Khi bé tỉnh giấc đòi ăn đêm, vỗ nhè nhẹ vào lưng để bé vào lại giấc ngủ. Đừng mềm lòng khi bé có quấy khóc đôi chút. Dần dần, mọi chuyện sẽ vào nếp thôi!

Và khi bé làm được, bạn đừng quên thưởng cho bé nhé. Đưa bé đi chơi công viên, hay mua một món quà nhỏ xinh xinh… bé biết là mẹ đang thưởng cho bé đấy, vì bé đã lớn hơn nhiều rồi!

Meyeucon.org - 11/03/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Dinh dưỡng cho trẻ em

Bài viết liên quan

  • 5 món cháo ngon cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.
  • Cách chế biến 8 món canh nhiều dinh dưỡng để bé ăn cùng cơm.
  • Dinh dưỡng dành cho bé 3-5 tuổi!
  • Những món ngon cho bé ăn cơm (phần 1)
  • Một số món ăn dành cho trẻ bị táo bón

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn