Bữa phụ của Bill, mẹ đã “quy định” là 4 giờ chiều. Nhưng hôm nào cũng đến 5 giờ, bà nội mới cho bé ăn váng sữa. Đến 6 giờ, Bill lại chẳng còn bụng dạ nào để ăn bột.
Ăn vặt không đúng nguyên tắc dễ bị rối loạn tiêu hóa
Cho con ăn vặt – hay là cho con ăn thêm bữa phụ để bổ sung các dưỡng chất và vitamin, mẹ cũng cần phải lưu ý nhé.
Ăn vặt không phải ăn chính
Sau từ 2 – 4 tiếng, thức ăn trong dạ dầy mới tiêu hóa hết. Lúc này bé mới cảm thấy đói và muốn ăn tiếp. Đối với bé lúc nào cũng ăn vặt liên mồm, vào bữa ăn chính, bé sẽ thấy ngang dạ và chẳng muốn ăn tẹo nào. Ăn rất ít hoặc thậm chí là không ăn.
Nếu bữa chính bé ăn ít, bé sẽ nhanh bị đói và sẽ lại muốn ăn vặt. Dần dần, chế độ ăn uống của bé thành một vòng tròn luẩn quẩn, dễ dẫn tới rối loạn tiêu hóa. Mẹ nên nhớ ăn vặt không phải là ăn chính đâu nhé.
Cho bé ăn vặt vào một thời điểm nhất định
Thông thường, thời gian “đẹp” nhất trong ngày để bé ăn vặt là từ 9 – 10 giờ sáng hoặc 3 – 4 giờ chiều. Bé ăn vào thời điểm này thì vẫn kịp để tiêu hóa những thức ăn ở bữa chính và không ảnh hưởng gì đến bữa chính.
Chọn thức phẩm bổ dưỡng cho bé
Vào bữa phụ, mẹ nên lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe của bé như:
- Các thực phẩm có lợi: bánh đại mạch, sữa tươi, sữa chua, hoa quả, hạch đào, nho, hạt cười, nho khô, kem với hàm lượng sữa cao, bánh ga tô…
- Các thực phẩm không tốt cho sức khỏe: Các thực phẩm chứa nhiều dầu, đường, mì chính….ví dụ như các đồ chiên, các đồ ăn nhanh, nước uống có ga, các thực phẩm ngâm.
Có nên cho bé ăn vặt?
Bé hay ăn vặt sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hầu hết, các bé đều thích ăn đồ ngọt. Nếu thường xuyên ăn vặt các đồ ngọt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Đường và dầu mỡ không chỉ làm thể trọng của bé vượt tiêu chuẩn, thành phần muối nhiều còn làm tăng áp lực cho tim và thận, gây ra các bệnh về huyết áp.
Tiếp đó, các đồ uống có ga sẽ ảnh hưởng đến lượng hấp thụ canxi, gây ra loãng xương; nhiều các đồ ăn thêm còn gây ung thư. Đương nhiên, bé không phải hiểu được những điều này, cho nên cha mẹ cần hạn chế để bé ăn ít.
Lúc nào bé thèm ăn vặt?
Nhiều người lớn trong khi buồn bực hoặc chán nản thường tìm đến ăn uống để an ủi tinh thần. Bé cũng sẽ lây thói quen đó. Bé có nghiện ăn vặt không phần lớn là do ảnh hưởng từ cha mẹ.
Để hình thành thói quen ăn uống một cách khoa học cho bé, nên kiên trì ăn uống theo quy tắc, khi ăn cơm nên ngồi trước bàn và ăn cho xong, không được để bé vừa chơi vừa ăn.
Trước bữa ăn không cho bé ăn vặt. Nếu bé không hiểu hết tác hại của các đồ ăn vặt thì nên dùng những lời nhẹ nhàng để lý giải chúng hiểu, từ từ thuyết phục chúng. Đối với bé khoảng 3 tuổi có thể mỗi tuần đưa chúng đi siêu thị, nên giới hạn bé chọn loại thực phẩm nào.
Chỉ nên cho bé ăn vặt trong bếp hay phòng ăn. Tránh vừa ăn vặt vừa xem tivi, như thế bé sẽ ăn được nhiều thức ăn hơn.