Rối loạn nội tiết tố nữ là hiện tượng các hormone thay đổi về nồng độ, lên quá cao hoặc xuống quá thấp, không nằm trong khoảng bình thường mà cơ thể cần. Nguyên nhân của rối loạn nội tiết rất nhiều, có thể là: lối sống không lành mạnh, nhiễm xenoestrogen, gặp các bệnh lý, do bước đến giai đoạn rối loạn tự nhiên (bước vào tuổi dậy thì, mang thai, tiền mãn kinh, mãn kinh, vv). Để điều trị rối loạn nội tiết tố nữ, một trong các phương pháp thường được áp dụng là sử dụng thuốc.
(Đọc trước: Tìm hiểu về bệnh rối loạn nội tiết tố)
Mục lục
Rối loạn nội tiết tố nữ uống thuốc gì?
Thuốc điều trị rối loạn nội tiết tố có nhiều loại với nhiều tên gọi khác nhau, tùy thuộc và nhà sản xuất. Tuy nhiên về cơ bản, chúng được phân thành 3 nhóm chính:
- Thuốc chỉ có estrogen
- Thuốc chỉ có progestin
- Thuốc kết hợp estrogen và progestin
Phần dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu qua về các loại thuốc này.
Thuốc chỉ có estrogen
Nhóm thuốc này thường dùng để điều trị:
- Rối loạn vận mạch liên quan đến thời kì tiền mãn kinh, mãn kinh với các biểu hiện bốc hỏa, đổ mồ hôi
- Xuất huyết âm đạo bất thường
- Teo âm đạo, âm hộ
- Suy buồng trứng
- Phòng ngừa loãng xương sau mãn kinh
Thuốc chỉ có progestin
Nhóm thuốc này được sử dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến:
- Xuất huyết tử cung bất thường
- Làm giảm mức độ hormone nữ (nếu mức hormone tăng cao)
- Hỗ trợ sinh sản và mang thai
- Các chỉ định khác
Thuốc kết hợp estrogen và progestin
Nhóm thuốc này thường được chỉ định để điều trị các triệu chứng rối loạn nội tiết liên quan tới thời kì tiền mãn kinh – mãn kinh, như:
- Rối loạn vận mạch
- Teo xơ âm đạo
- Ngứa, viêm âm hộ, âm đạo
- Chảy máu âm đạo bất thường
- Suy buồng trứng
- Phòng ngừa loãng xương
Lưu ý khi sử dụng thuốc rối loạn nội tiết
Thuốc điều trị rối loạn nội tiết tố nữ là nhóm thuốc có tính chất phức tạp, nếu sử dụng sai, không đúng chỉ định có thể gây ra nhiều hậu quả cực kì nghiêm trọng. Vì thế, chị chỉ được dùng thuốc khi đã thăm khám sức khỏe và có sự chỉ định từ bác sĩ.
Các chuyên khoa khuyến cáo một số vấn đề khi chị có ý định sử dụng nhóm thuốc này như sau:
- Cần hiểu về loại thuốc mà mình sắp sử dụng, nếu có thắc mắc hãy hỏi ngay bác sĩ;
- Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý bỏ liều, ngừng thuốc hay dùng thuốc với mục đích khác;
- Nếu gặp dấu hiệu bất thường, hãy thông báo cho bác sĩ;
- Nói với bác sĩ và dược sĩ của bạn nếu bạn bị dị ứng với estrogen, proestin hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác;
- Nói với bác sĩ những loại thuốc theo toa và không kê toa, các loại vitamin, bổ sung dinh dưỡng, và các sản phẩm thảo dược mà chị đang dùng;
- Hãy cho bác sĩ biết nếu chị đã phẫu thuật cắt tử cung và nếu bạn đã hoặc đã từng bị hen suyễn; nhiễm độc máu (huyết áp cao khi mang thai); phiền muộn; động kinh (co giật); đau nửa đầu; gan, tim, túi mật, hoặc bệnh thận; vàng da (vàng da hoặc mắt); chảy máu âm đạo giữa kỳ kinh nguyệt; và tăng cân quá mức và giữ nước (đầy hơi) trong chu kỳ kinh nguyệt;
- Hãy cho bác sĩ nếu chị đang mang thai, dự định có thai, hoặc đang cho con bú. Nếu chịcó thai trong khi dùng thuốc này, hãy gọi bác sĩ của bạn ngay lập tức. Estrogen và proestin có thể gây hại cho thai nhi;
- Nếu bạn đang phẫu thuật, bao gồm cả phẫu thuật nha khoa, hãy nói với bác sĩ hoặc nha sĩ rằng chị đang dùng thuốc hormone;
- Nói với bác sĩ của bạn nếu chị hút thuốc lá. Hút thuốc trong khi dùng thuốc này có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng như cục máu đông hay đột quỵ.
Điều trị rối loạn nội tiết tố không dùng thuốc
Ngoài việc sử dụng thuốc, chị cũng có một vài lựa chọn điều trị khác với ít tác dụng phụ hơn. Các lựa chọn này được sử dụng nếu chị chỉ bị rối loạn nội tiết nhẹ hoặc kết hợp với việc sử dụng thuốc.
1. Ăn uống lành mạnh. Chị nên bổ sung rau xanh, các loại trái cây tươi, quả mọng vào bữa ăn hằng ngày của mình. Hạn chế ăn đồ ăn nhiều đường, muối, dầu mỡ, đồ ăn nhanh.
2. Bổ sung chất béo lành mạnh. Là cá chất béo như omega-3, omega-6. Chúng có nhiều trong cá ngừ, cá mòi, cá hồi, hạt bí đỏ.
3. Uống đủ nước. Uống đủ 9 ly nước mỗi ngày sẽ tạo điều kiện để nội tiết hoạt động trơn tru hơn, đồng thời tránh nhiều vấn đề sức khỏe khác.
4. Uống trà xanh. Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa EGCG, giúp chị ngăn ngừa tăng cân do rối loạn nội tiết. Hãy uống 1-3 ly trà xanh mỗi ngày.
5. Bổ sung đạm. Chất đạm tốt cho cả phụ nữ lẫn nam giới bị rối loạn hormone. Hãy bổ sung tối thiểu 20-30gr đạm mỗi bữa ăn.
6. Bổ sung vitamin B. Vitamin B rất quan trọng trong việc sản xuất và duy trì các hormone. Chúng có nhiều trong rong biển, súp lơ, nấm, hải sản, vv.
7. Tập thể dục thể thao. Chị nên lựa chọn cho mình một bộ môn phù hợp như yoga, đi bộ, đạp xe,… và tập luyện đều đặn. (Xem thêm: 5 bài tập yoga điều trị rối loạn nội tiết tố)
8. Bỏ các thói quen không lành mạnh. Bao gồm: hút thuốc, sinh hoạt thất thường, sử dụng rượu, bia và các chất kích thích,…
9. Hạn chế căng thẳng. Thường xuyên căng thẳng sẽ làm ảnh hưởng tới hệ thống nội tiết. Vì thế, chị hãy tìm cách để hạn chế căng thẳng, có thể áp dụng một số kỹ thuật như thiền hay yoga.
10. Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày sẽ giúp cơ thể điều hòa và cân bằng nội tiết tố.
(Nguồn tham khảo: Estrogen.vn)