Hiện nay trên thị trường bán nhiều đồ uống giải khát, vì thế các bậc cha mẹ thường tùy ý cho trẻ uống bất cứ loại nước ngọt nào mà chúng thích. Tuy nhiên loại nước ngọt coca không hoàn toàn có lợi đối với trẻ.
1. Dễ béo phì
Hiện nay nhiều trẻ có thói quen vừa ăn vừa uống cô ca. Tuy nhiên các chuyên gia đã khuyến cáo rằng: Ăn cơm kết hợp với uống cô ca có thể làm cơ thể béo phì nhanh chóng.
Xét từ góc độ dinh dưỡng học: Ngoài nước trắng, cô ca về cơ bản không có nhiều giá trị dinh dưỡng gì. Ngược lại, một số thành phần trong cô ca còn gây tổn hại đối với sức khỏe. Thành phần nhiệt lượng trong cô ca được xem là hung thủ gây béo phì ở độ tuổi trẻ em.
Khi uống quá nhiều cô ca sẽ làm cho nhiệt lượng tích trữ lại, thể trọng tăng cao, gây ra biếng ăn, chỉ thích uống nước ngọt và không muốn uống nước trắng. Trước khi ăn cơm nếu uống cô ca có thể ảnh hưởng đến hấp thụ thực phẩm khác, giảm thấp việc cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
2. Ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể của trẻ
Cô ca được xem là loại nước ngọt chứa nhiều acid Carbonic, khí Co2, có thể kích thích dịch vị dạ dày, tích tụ dịch chua trong dạ dày và đường ruột, từ đó làm trẻ có cảm giác trướng bụng, giảm ăn uống. Nếu ăn uống không đầy đủ chất có thể ảnh hưởng đến phát triển cơ thể, hiệu quả học tập, thành tích vận động, biểu hiện về công việc và sức khỏe.
Cô ca chứa thành phần photphat, giảm thấp hấp thụ lượng canxi trong cơ thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương cốt.
Trẻ nhi đồng và lứa tuổi thanh niên muốn phát triển bình thường cần cung cấp đủ canxi, duy trì chế độ trao đổi chất bình thường, vì thế bạn không nên cho trẻ uống cô ca trong thời gian dài. Ngoài ra photphat có thể ngăn chặn sự hấp thụ sắt, nếu thiếu sắt sẽ gây ra thiếu máu và trẻ dễ chóng mặt.
3. Ảnh hưởng đến răng miệng
Tính chua trong cô ca có thể gây tính hao mòn đối với răng, làm cho tầng bảo vệ răng mỏng hơn, đồng thời tính đường trong cô ca sẽ làm răng của trẻ dễ sâu hơn.
4. Ảnh hưởng dến thần kinh trí não của trẻ
Trong cô ca có chứa cafein, một chai cô ca 340 g chứa từ 50 – 80 mg cafein. Một cuộc điều tra đã chỉ ra ràng, người trưởng thành uống khoảng trên 1 g cafein có thể gây hưng phấn trung khu thần kinh, hít thở nhanh, tim đập mạnh, mất ngủ, hoa mắt. Cho dù là uống dưới 1 g một lần cũng có thể gây kích thích niêm màng dạ dày, gây buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, đau thắt cơ tim. Đối với trẻ em, cafein có thể kích thích nhu động dạ dày và bài tiết dịch vị, gây đau thắt đường ruột, thời gian dài hấp thụ nhiều cafein có thể gây ra viêm dạ dày mãn tính. Cafein có thể làm huyết quản mao mạch trên thành đường ruột dạ dày giãn nở, kích thích chức năng thận, trẻ dễ đi tiểu nhiều, lượng canxi bị mất đi, xương cốt của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Đồng thời, cafein có thể làm mất vitamin B1 trong cơ thể.