Các mẹ luôn “săn lùng” các món ăn giúp con thông minh vượt trội. Dù thức ăn đó đúng là “bổ não” nhưng không phải lúc nào mẹ cũng chế biến và cho con ăn đúng cách.
1. Các loại cá và hải sản
Ngay từ những tháng đầu mang bầu, mẹ đã thường xuyên ăn cháo cá chép để an thai và mong con được thông minh.
Theo các nghiên cứu khoa học, nhóm thủy hải sản là một trong những nguồn thực phẩm cung cấp các chất đạm quý, béo, sắt, kẽm, i-ốt. Đặc biệt, cá hồi, cá thu cung cấp axit omega 3 giúp não bé phát triển và hoàn thiện. Cá thu chứa chất béo cao gấp 3 lần cá chép.
Trong thực đơn hàng tuần, mẹ có thể cho bé ăn các món tôm, cá… để cung cấp những dưỡng chất cho não của bé. Nhưng không phải bất cứ thức ăn nào thuộc nhóm thủy hải sản, mẹ đều có thể cho bé ăn được. Những loại thủy hải sản có vỏ (trai, sò, cua, tôm…) lại có chứa một hàm lượng thủy ngân gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé, làm tổn thương hệ thần kinh đang phát triển.
Các loại cá càng to, sống càng thọ (như cá kiếm, cá mập, cá thu vua…) lại càng chứa hàm lượng thủy ngân cao.
Một số mẹ nghĩ rằng cho con ăn nhiều vi cá sẽ phần thông minh. Điều này chưa hẳn. Vì trong vây cá chứa thành phần chủ yếu là collagen và một số yếu tố vi lượng trong thành phần da kèm theo có thể chứa một ít lipid nên tác dụng bổ sung cho trí não có phần bị hạn chế.
Tuy nhiên, các và các loại hải sản rất bổ dưỡng cho não bé, mẹ đừng quên cho vào thực đơn của bé mỗi tuần nhé.
2. Thịt gia cầm
Nhiều mẹ thường hầm gà ác với thuốc bắc cho con ăn, giúp con vừa tăng cân, vừa phát triển tốt. Nhưng các mẹ thường bỏ qua, không cho con ăn lòng mề, gan gà.
Các chuyên gia cho biết, thịt gia cầm cung cấp nhiều chất đạm, nhưng hàm lượng sắt lại thấp. Khi cho bé ăn thịt gia cầm, mẹ nên cho bé ăn cả bộ gan để tăng cường hàm lượng sắt.
3. Óc lợn
Dân gian xưa có câu: “Ăn gì bổ nấy”, nên nhiều mẹ đã chọn óc lợn là món ăn tăng cường trí thông minh cho con. Óc lợn thường được hấp cách thủy, hấp vào nồi cơm, để “bảo toàn” dưỡng chất. Ngoài ra, nhiều mẹ còn chọn cho con ăn óc dê, óc gà…
Đúng là óc động vật là nguồn cung cấp chất béo bão hòa chủ yếu cho não của bé. Tuy nhiên, óc chứa rất nhiều chất cholesterol.
Nếu mẹ cho bé ăn óc động vật thường xuyên, quá nhiều khi bé dưới 2 tuổi sẽ làm bé có nguy cơ dư thừa chất cholesterol, nguyên nhân gây nên các bệnh về tim mạch và gan nhiễm mỡ.
4. Trứng gà, trứng vịt
Trứng gà được coi là vị thuốc bổ, rất tốt cho cả mẹ và con. Không phải ngẫu nhiên mà khi đi thăm bà đẻ, hầu hết mọi người đều cho mẹ và con chục trứng gà quê để tẩm bổ. Khi nuôi con, mẹ khong quên cho con một quả trứng trong các bữa ăn hàng ngày. Trứng rán, trứng ốp, trứng vịt lộn, trứng ngải cứu…
Trứng là một trong những nguồn cung cấp chất đạm, chất sắt, cholesterol rất tốt cho não. Hàm lượng chất béo trong trứng gà khá cao, gấp 3 lần trong cá thu, nhưng thành phần phân bổ lại cân đối hơn nên giúp não bộ của bé phát triển toàn diện.
Tuy nhiên, khi bé trên 2 tuổi, cấu trúc não của bé đã khá hoàn thiện. Nếu ngày nào mẹ cũng cho bé ăn một quả trứng (bất kể là trứng loại nào) cũng dẫn đến tình trạng bé bị dư thừa chất cholesterol và nguy cơ dẫn tới các bệnh nguy hiểm khác.
Giúp mẹ “sửa sai”
Não bộ của bé phát triển sớm và nhanh từ thời kỳ bé còn ở trong bụng mẹ. Thời gian tăng trưởng chính của não là những tháng cuối thai kỳ và những tháng đầu đời. Thông thường, lúc sinh não bé nặng 350g. Lúc tròn 1 tuổi, não bé nặng 900g, lúc 6 tuổi, đạt trọng lượng gần bằng não người lớn là 1300g. Lúc bé tròn 2 tuổi, não bé phát triển gần như hoàn thiện nhưng mọi hoạt động chưa cân bằng.
Ngoài việc giúp bé phát triển tốt và toàn diện bằng các món ăn, mẹ nên chú ý giúp bé phát triển trí tuệ bằng các cách giáo dục thông minh. Trí thông minh của bé có được bồi đắp hay không là tùy thuộc vào mẹ và môi trường sống.
Thay vì suốt ngày đi tìm cho bé những món ăn bổ não, mẹ hãy cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé từ khi còn ở trong bụng mẹ. Trong hai năm đầu đời của bé, mẹ nên cho bé ăn thức ăn đa dạng và khẩu phần cân đối.
Theo aFamily
Ha Dung đã bình luận
Be an hay bi non va ngu tran troc
Be nha toi duoc gan 8 thang,luc chau duoc 7 thang can nang cua chau la 8kg.Toi cho chau an bot dam vao buoi sang,2 bua chinh an bot gao va 2 binh sua 120ml vao buoi chieu va toi truoc khi di ngu,ngoai ra cung an kem sua chua va hoa qua.Be nha toi an hay bi non nhieu nguoi noi co hong chau be.Be nha toi ngu cung khong duoc sau giac, be hay khoc khi dang ngu va ngu rat tinh.Co nguoi mach cho uong thuoc cam,toi cung di cat cho be nhung khi uong vao thi hieu qua ngay tuc thi.Be ngu rat sau va khong quay khoc, chua bao gio bengu duoc nhu vay.Toi va ca nha so nen dung lai ngay,khi khong dung thuoc thi be tiep tuc tinh trang tren.Xin hoi co cach nao cai thien duoc tinh hinh tren cua be.Chan thanh cam on
Meyeucon.org đã bình luận
Cần tìm nguyên nhân bé ngủ không sâu
Về chiều cân nặng như vậy là bé bình thường, không có biểu hiện suy dinh dưỡng. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng cho bé cũng khá hợp lý. Tuy nhiên việc bạn tự ý cho cháu dùng thuốc cảm là rất nguy hiểm, việc cháu ngủ sâu rất có thể do thành phần thuốc tác động lên thần kinh và trên thực tế là điều không tốt với bé khi ở tuổi quá nhỏ. Việc bé khó ngủ hoặc ngủ không sâu bạn cần phải xem xét một số nguyên nhân:
– Điều kiện nhiệt độ phòng
– Điều kiện lưu thông không khí trong nhà
– Lượng dưỡng khí cho bé (nếu bé ngủ với bố mẹ thì bố mẹ hút khá nhiều dưỡng khí của trẻ)
– Có âm thanh ồn ào gì không? (Ví dụ nhà gần mặt đường, gần đường tàu v.v…)
– Tư thế ngủ của bé (có nằm sấp không, có cần ôm gối hay vật gì không)…
– Hàng ngày bé có vận động không? Hay suốt ngày được bế bồng?
– Ngoài ra, nếu là những nguyên nhân bệnh lý như thiếu canxi, vitamin D… thì bạn cần phải đưa trẻ đi khám để xác định được bệnh.
Về việc nôn trớ của trẻ cũng có nhiều nguyên nhân, có thể do cách nấu ăn, thức ăn to khi bé chưa ăn được, cho bé ăn quá no v.v… cũng có thể do nguyên nhân bệnh lý như: trào ngược dạ dày thực quản là 1 ví dụ. Vậy bạn cần phải tìm rõ nguyên nhân hãy nghĩ tới việc điều trị, mọi suy đóan và dùng sai thuốc đều có thể gây hại cho trẻ.
Chúc bé khỏe mạnh