Kẽm quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển của bé. Bởi vì, hơn 70 enzyme cần kẽm để hoàn thành tốt vai trò tiêu hóa và hấp thu. Vì thế, thiếu kẽm làm bé còi cọc, chậm lớn.
Lượng kẽm phù hợp theo độ tuổi
- Giai đoạn 1-3 tuổi: bé cần 3mg kẽm/ngày.
- Giai đoạn 4-8 tuổi: bé cần 5mg kẽm/ngày.
Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm được tìm thấy trong nhiều loại thức ăn. Dưới đây là một số nguồn thức ăn giàu kẽm:
- ¼ bát súp cà chua, thịt lợn và đậu đỗ: 3,3mg kẽm.
- 30g thịt bò hầm: 3mg kẽm.
- 30g thịt lợn nướng: 2,6mg kẽm.
- ½ cốc sữa chua hoa quả: 0,8mg kẽm; ½ cốc sữa: 0,4 mg kẽm.
- ¼ cốc phômai: 0,8mg kẽm.
- ¼ bát bí ngô nấu chín: 0,8mg kẽm.
- 30g đùi gà: 0,6mg kẽm; ¼ bát ức gà rút xương: 0,4 mg kẽm.
- 30g đậu phụ: 0,5mg kẽm.
- 1 thìa bột mỳ: 0,3 mg kẽm.
Hàm lượng kẽm trong thực phẩm rất đa dạng và khác nhau. Các bé có thể ăn nhiều (hoặc ít) các món chứa kẽm tùy độ tuổi và nhu cầu riêng. Bạn có thể tự ước lượng hàm lượng kẽm trong thực phẩm phù hợp với bé.
Nếu thừa kẽm
Nếu chỉ thông qua ăn uống, bé thường không bị thừa kẽm nhưng liên tục dùng viên bổ sung kẽm có thể gây ảnh hưởng như nôn, đau bụng, đau đầu, tiêu chảy. Thừa kẽm trong thời gian dài còn khiến bé bị ngộ độc. Do vậy bố mẹ hãy lưu ý trong việc bổ sung kẽm hay dưỡng chất nói chung ở mức độ chừng mực.