Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Ngừa ngộ độc thực phẩm cho bé

Điều này đặc biệt quan trọng, cần được các mẹ bé lưu tâm vì thời tiết nóng nực của mùa hè rất dễ làm cho thực phẩm bị ôi thiu, nhiễm khuẩn.

Tại sao bạn nên thực sự lo lắng về điều này?

Bé hoặc ngay cả bạn, những người trong gia đình có những triệu chứng khó chịu ở bụng, tiêu chảy, nôn mửa… bạn nên nghĩ ngay tới việc bị ngộ độc thực phẩm. Triệu chứng này có thể kéo dài tới 2 ngày. Vi khuẩn trong thực phẩm sẽ nhân đôi số lượng mỗi 20 phút với nhiệt độ bình thường và khiến ngay cả bạn cũng phải chịu khuất phục. Bé yêu càng dễ bị hơn vì sức đề kháng của bé không được như người lớn.

Nếu bé thấy khó chịu ở bụng, tiêu chảy, nôn mửa… bạn nên nghĩ ngay tới việc bị ngộ độc thực phẩm.

Vi khuẩn tới từ đâu?

Bạn không thể nhìn, ngửi và nếm chúng nhưng hàng triệu triệu vi khuẩn có ở xung quanh bạn. Phần lớn là chúng vô hại, một số loại như vi khuẩn E.coli hoặc vi khuẩn salmonella sẽ gây ra rắc rối ở hệ tiêu hóa. Chúng có ở trong thịt tươi sống, thịt gia cầm, cá, trứng. Chúng lớn nhanh trong protein và bạn có thể bị nhiễm chúng khi bạn quên rửa tay sau khi cầm nắm những loại thực phẩm này. Khi bạn bị nhiễm vi khuẩn này thì bé cũng có nguy cơ bị mắc phải.

Nhà bếp có đủ sạch?

Vi khuẩn có thể sống sót trên bề mặt các dụng cụ làm bếp khoảng vài giờ và lan rộng sang các loại thực phẩm khác. Vì thế, bạn nên rửa sạch bất kì dụng cụ nào liên quan tới thịt tươi sống, trứng trước khi sử dụng. Không sử dụng một đĩa chung để đựng thịt tươi sống và thịt đã nấu chín. Rửa tay sạch cùng với xà bông và nước ấm là đủ. Nên thay đồ dùng để cọ rửa bát thường xuyên hoặc tiệt trùng bằng nước nóng hàng ngày.

Những thực phẩm dành cho bé yêu cần được chế biến và bảo đảm quy trình sạch sẽ, an toàn.

Đun chín thực phẩm có diệt được vi khuẩn?

  • Phần lớn vi khuẩn trong thực phẩm khi được đun chín tới 160 độ F đều có thể bị tiêu diệt (một vài loại thịt cần đun chín hơn). Tuy nhiên, khi để thực phẩm đã đun chín trong phòng sau khoảng
  • 2 giờ thì vi khuẩn có thể trở lại và thâm nhập vào.
  • Nếu có điều kiện, bạn nên để trong tủ lạnh những thực phẩm đã nấu chín ngay nếu chưa ăn hết.

Tủ lạnh thế nào là đủ lạnh?

Tủ lạnh của bạn nên để nhiệt độ không quá cao 40 độ F. Khí lạnh sẽ làm chậm quá trình phát triển của vi khuẩn có trong thực phẩm đặc biệt là khi bạn bảo quản sữa cho bé.

Nên làm gì khi trẻ đau bụng?

  • Cần ghi nhớ rằng đau bụng ở trẻ là biểu hiện chung của nhiều loại bệnh, không riêng gì ngộ độc thực phẩm.
  • Khi thấy trẻ có dấu hiệu nguy hiểm như: nôn, trớ, đầy bụng, chướng hơi, lười ăn, khóc thét hoặc đi ngoài ra máu, đi tiểu khó, tiểu dắt, tiểu đau… cần ngay lập tức đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế, không nên chủ quan vì có thể trẻ sẽ bị nặng hơn.
  • Khi chưa được khám và chưa có ý kiến của bác sĩ thì không nên dùng bất cứ một loại thuốc gì bởi nếu cho trẻ dùng thuốc trước khi đi khám thì sẽ làm lu mờ các triệu chứng đau bụng của trẻ, đặc biệt là đối với các trường hợp đau bụng cần cấp cứu ngoại khoa như: tắc, lồng ruột, viêm ruột thừa, thoát vị nghẽn…
Meyeucon.org - 30/07/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Dinh dưỡng cho trẻ em , Đau bụng ở trẻ em , Ngộ độc ở trẻ em

Bài viết liên quan

  • Ngộ độc thức ăn ở trẻ em
  • 5 món cháo ngon cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.
  • Cách chế biến 8 món canh nhiều dinh dưỡng để bé ăn cùng cơm.
  • Dinh dưỡng dành cho bé 3-5 tuổi!
  • Những món ngon cho bé ăn cơm (phần 1)

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn